Quan điểm phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 84)

7. Bố cục luận văn

3.1.1.Quan điểm phát triển du lịch

3.1.1.1.Quan điểm chung

Những năm gần đây với những biến đổi sâu sắc về văn hóa, xã hội cùng những bước nhảy vọt về khoa học và công nghệ và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu. Mặc dù chiến tranh, nạn khủng bố và dịch bệnh đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới đã và đang ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Nhưng nhu cầu đi du lịch của người dân tăng nhanh, đặc biệt khách du lịch quốc tế đang có xu hướng đi tới những khu vực có nền chính trị hoà bình, ổn định, kinh tế phát triển và có xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

Bên cạnh đó, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Với chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, con người Việt Nam luôn mến khách... là những điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch Việt Nam phát triển.

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã rất quan tâm chú trọng phát triển ngành kinh tế đối ngoại, thương mại - dịch vụ, du lịch và đặc biệt đã có những đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch. Nền kinh tế Hà Tĩnh phát triển tương đối nhanh và ổn định, năm 2010 thu ngân sách nhà nước đạt trên 1700 tỷ đồng. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư nâng cấp, phát triển. Nhiều dự án quan trọng đã được cấp giấy phép đầu tư trong đó có nhiều dự án kinh tế có quy mô lớn, cũng như các dự án phát triển du lịch tỉnh.

Nằm ở vị trí giao nhau giữa hai hành lang phát triển kinh tế là hành lang Đông - Tây (theo quốc lộ 8) và hành lang Bắc - Nam (theo quốc lộ 1A, và đường Hồ Chí Minh), Hà Tĩnh có vị trí rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch. Mặt khác, Hà Tĩnh còn nằm trên tuyến du lịch Xuyên Việt và tuyến du lịch Con đường di sản Miền Trung.

Sở hữu một tài nguyên du lịch phong phú về tự nhiên và văn hóa với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, với hệ thống dày đặc các di tích lịch sử cách mạng, chùa chiền có giá trị lịch sử và văn hóa tâm linh mang đậm dấu ấn của người Việt, Hà Tĩnh có cơ hội và tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa.

Xuất phát từ tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên thế giới và trong nước, trong tỉnh, trên cơ sở điều kiện phát triển du lịch Hà Tĩnh trong thời gian qua và những năm sắp tới, có thể nêu phương hướng phát triển du lịch Hà Tĩnh là: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu đưa du lịch Hà Tĩnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020 - 2025, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế Hà Tĩnh nói riêng và đất nước nói chung. Phát triển du lịch phải đảm bảo hiệu quả bền vững, đảm bảo giữ gìn môi trường tự nhiên và xã hội. Khai thác các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch và các yếu tố khác để phát triển du lịch toàn diện, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa số lượng, trước hết chú trọng phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Trong những năm tới, cần đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, đồng thời chú ý phát triển du lịch quốc tế là một hướng chiến lược.

3.1.1.2. Quản điểm phát triển du lịch văn hoá

Để hoạt động du lịch văn hoá của Tỉnh có hiệu quả, các ban ngành quản lý du lịch cũng cần phát triển dựa trên quan điểm chung phát triển du lịch:

+ Phát triển du lịch văn hoá phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của cả nước, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các vùng lân cận.

+ Phát triển du lịch văn hoá theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Hà Tĩnh, khôi phục những giá trị văn hoá đã bị mai một, giữ vững quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.

+Lấy việc phát triển du lịch văn hoá làm nền tảng, bên cạnh sự kết hợp du lịch văn hoá với các loại hình du lịch khác: du lịch sinh thái, du lịch biển…để tăng sự hấp dẫn đối với du khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 84)