Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 58)

7. Bố cục luận văn

2.2.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch văn hóa

Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, các khu vui chơi giải trí và phương tiện vận chuyển…đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ du khách. Đồng thời đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm việc đánh giá về chất lượng và số lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

* Cơ sở lưu trú

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế đã góp phẩn tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc của người dân. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con người. Để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách nhiều khách sạn trên địa bàn Hà Tĩnh đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây mới. Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt là trong giai đoạn 2008 – 2012. Năm 2000 toàn tỉnh có tổng 24 cơ sở lưu trú hoạt động với 425 phòng, thì đến năm 2007 con số đó đã tăng lên 74 cơ sở lưu trú với 1.840 phòng; năm 2010 số cơ sở là 108 phòng với 2610, và cho đến năm 2012 số cơ sở lưu trú đã lên tới 138 cơ sở với tổng cộng 3294 phòng. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2007 – 2012 về số phòng khách sạn là 12,78%/năm, về cơ sở lưu trú là 13,45% năm. Nếu so với một số tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Tp Vinh thì với tốc độ tăng trưởng này chứng tỏ hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn đang diễn ra khá thuận lợi, tăng tỷ lệ thuận với sự tăng nhanh của lượng khách đến với Hà Tĩnh.

Bảng 2.3. Hiện trạng cơ sở lƣu trú trên địa bàn Hà Tĩnh

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ tăng trƣởng

Cơ sở lưu trú 70 71 74 78 98 108 119 138 13,45 %

Số buồng 1500 1552 1.840 2.050 2.580 2.610 2.662 3.294 12,78%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh

Theo số liệu thống kê của Sở văn hoá thể thao và du lịch Hà Tĩnh, tính đến 31/12/2012, Hà Tĩnh có 50 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao với 1.874 phòng. Trong đó, 1 cơ sở lưu trú được xếp hạng 4 sao, 9 cơ sở lưu trú đạt 3 sao, 18 cơ sở lưu trú đạt 2 sao, 22 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 sao . Ngoài ra còn có 52 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn và chưa xếp hạng cho 36 cơ sở

lưu trú. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có khu nghỉ dưỡng (khu resort) nào. Tuy nhiên, ngay tại ngã ba gần cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tập đoàn khách sạn Mường Thanh đã và đang xây dựng khách sạn với tiêu chuẩn 5 sao. Đây là khách sạn 5 sao đầu tiên của Tỉnh lại nằm ở vị trí đẹp, hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách đến tham quan và lưu trú.

Bảng 2.4. Cơ cấu cơ sở lƣu trú của du lịch Hà Tĩnh 2012 Số cơ sở lƣu trú Số Buồng

Số lượng

Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Loại hạng CSLT 138 100% 3.294 100%

Đạt tiêu chuẩn 4 sao 01 0,73% 98 2,97%

Đạt tiêu chuẩn 3 sao 09 6,53% 630 19,2%

Đạt tiêu chuẩn 2 sao 18 13,04% 618 18,76%

Đạt tiêu chuẩn 1 sao 22 16% 528 16,02%

Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 52 37,7% 802 24,34%

Chưa xếp hạng 36 26% 618 18,8%

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh

Các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Tĩnh phân bố không đồng đều. Đa số các khách sạn lớn tập trung ở Thành phố Hà Tĩnh và rải rác ở một số Huyện: Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh. Riêng các khu vực huyện, thị trấn khác phần lớn là nhà nghỉ, khách sạn 1 sao và các khách sạn nhỏ chưa đủ điều kiện xếp hạng. Tại các điểm du lịch, các di tích thì lại rất ít các cơ sở lưu trú và chất lượng thường không tốt. Các dịch vụ phục vụ khách cũng rất hạn chế, chủ yếu chỉ mới đáp ứng chổ ngủ, chưa có các dịch vụ như massage, karaoke, nhà hàng khu ăn uống, tổ chức sự kiện, hội thảo,... Bên cạnh đó, trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ kĩ, xuống cấp trầm trọng, không đồng bộ, thẫm mỹ kém, và không có logo mang tên của cơ sở lưu trú (như tivi, tủ lạnh, điều

hoà... bị hoen rỉ, hệ thống làm mát không đạt yêu cầu. Các vật dụng, đồ gỗ trang trí trong phòng không đồng màu, chủ yếu là đồ mua sẵn với chất lượng không cao như cốc, chén, chăn, ga, gối, đệm, tủ quần áo...).

Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay nhằm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách thì đã phát triển thêm một số dịch vụ mới như: massage, karaoke, bể bơi,... Tuy nhiên một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân có diện tích hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo yêu cầu, cần được đầu tư nâng cấp. Không những vậy vấn đề còn đặt ra về chất lượng phục vụ tại các cơ sở lưu trú còn nhiều thiếu sót, kém về nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ khách chưa tận tình, chu đáo. Vệ sinh trong khách sạn, nhà hàng, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm và kiểm soát.

* Cơ sở phục vụ ăn uống

Mạng lưới phục vụ ăn uống tư nhân khá phát triển và đa dạng về chủng loại, đáp ứng được một phần nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các điểm di tích do điều kiện đầu tư còn hạn chế nên cơ sở vật chất, các dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách như nhà hàng, khách sạn… còn thiếu và yếu. Một thực tế có thể nhận thấy, phần lớn các nhà hàng đạt chuẩn, có khả năng phục vụ hàng trăm khách du lịch đều nằm trong các khách sạn 3 sao, 4 sao. Một số lượng nhỏ khác nằm rải rác ở thị xã Hồng Lĩnh, thành phố Hà Tĩnh, và ở khu kinh tế Vũng Áng…. Tại các nhà hàng này, với sự đa dạng các món ăn, đồ uống cũng như có sự đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật, nhân viên được đào tạo các nghiệp vụ về nhà hàng…nên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu ăn uống và thưởng thức văn hoá ẩm thực của du khách.

Bên cạnh đó, là hệ thống các nhà hàng, quán ăn nhỏ lẻ dọc ven đường quốc lộ chiếm một số lượng khá lớn. Do chưa được đầu tư và quan tâm đúng

mức các nhà hàng này còn khá đơn điệu về món ăn, thiếu tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ, hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống còn nghèo nàn, chưa đồng bộ….Chính vì vậy, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu phục vụ một đoàn khách du lịch. Đối tượng khách chính của các nhà hàng, quán ăn này là khách bắc nam và cư dân địa phương. Các nhà hàng chủ yếu cung cấp các món ăn bình dân như cơm, phở, cháo... kèm theo một số đồ uống như bia, rượu, trà có giá khoảng từ 30000 - 35.000 đồng / suất ăn. Những món ăn đặc sản của địa phương để phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách còn rất hạn chế.

Tại các điểm du lịch văn hoá tiêu biểu của tỉnh như Khu di tích Nguyễn Du, khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, khu lưu niệm cố Tổng bí thư Trần Phú…hầu như không có một nhà hàng đạt chuẩn nào có khả năng thu hút và phục vụ khách du lịch. Chính từ thực tế trên, du khách khi đến thăm các điểm di tích không chọn đây làm điểm dừng chân để nghỉ ngơi, ăn uống mà họ thường quay ra các thành phố lân cận như Vinh hay thành phố Hà Tĩnh để thưởng thức ẩm thực. Điều này chính là một nguyên nhân rút ngắn thời gian lưu trú của du khách khi đến tham quan du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, trong thời gian tới ở các huyện có di tích nói riêng, tỉnh nói chung cần đầu tư xây dựng thêm các nhà hàng có thương hiệu, nâng cao tính chuyên nghiệp của các cơ sở cũ, đồng thời đa dạng hoá và chú ý chất lượng các món ăn, chất lượng vệ sinh thực phẩm, đưa ẩm thực của địa phương trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc để phục vụ nhu cầu của mọi du khách gần xa khi đến thăm quan du lịch tại địa bàn.

* Cơ sở vui chơi giải trí

Các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao phục vụ khách du lịch gồm: công viên, rạp chiếu phim, các trung tâm spa, vườn hoa,… các cơ sở này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của khách và đem lại lợi nhuận kinh tế cho ngành du lịch.

Hiện nay cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ phục vụ du khách ở Hà Tĩnh nhìn chung còn rất hạn chế. Hầu như trên địa bàn, thậm chí tại các điểm du lịch chưa có các công viên hay khu vui chơi giải trí công cộng cho khách…. Sự hạn chế này, một mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác hạn chế thời gian lưu trú của họ. Đây là nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày và có mức chi tiêu thấp.

Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sức hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, chưa thực sự khai thác được tiềm năng du lịch của tỉnh. Tại nhiều cơ sở lưu trú trang thiết bị còn thiếu, chưa có sự đồng bộ và xuống cấp nghiêm trọng, nhân viên còn yếu về nghiệp vụ, hạn chế về kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, vấn đề vệ sinh trong khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm và kiểm soát. Trong tương lai, để Hà Tĩnh trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, các nhà quản lý du lịch tỉnh cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)