- Phân tử hay ion có kích thước càng lớn thì tốc độ khuếch tán và chui vào tế bào càng chậm.
- Màng tế bào có khả năng thấm với các tiểu thể không mang điện nhanh hơn đối với các ion. Chất điện li mạnh thường khuếch tán vào tế bào chậm hơn các chất điện li yếu. Ion có điện tích càng lớn thì chui vào tế bào càng chậm. Các anion thường khuếch tán vào tế bào nhanh hơn cation”.
(Trang 385, sách Sinh học đại cương tập I, Phan Cự Nhân)
(2) “Ngoài bơm N+-K+ trên màng tế bào còn tồn tại một số bơm khác nữa như bơm Ca2+ (Ca+2- ATP- Aza), bơm proton (H+- ATP- aza), bơm K+, bơm glucoz, bơm các axit amin,... chẳng hạn Ca2+ được vận chuyển chủ động và nhanh chóng qua màng sinh chất các tế bào xương là nhờ bơm Ca2+. Enzim Ca- ATP- Aza được vận chuyển nhanh chóng và chủ động qua màng sinh chất các tế bào cơ xương là nhờ bơm Ca2+”.
(Trang 390, sách Sinh học đại cương, tập I, Phan Cự Nhân)
(3) “Quá trình uống các giọt chất lỏng trải qua 4 giai đoạn kế tiếp nhau 1/ Phân tử prôtêin hay các phân tử có hiệu quả gây cảm ứng khác gắn với màng sinh chất.
2/ Màng tế bào lõm vào trong tạo thành ống dẫn.
3/ Sự hình thành và vận chuyển vào trong tế bào của các túi uống nhỏ (pinôxôm)
4/ Sử dụng (đồng hoá) các nguyên liệu đã được mang vào tế bào và tiêu biến dần các ống dẫn”.
(Trang 391- 392, sách Sinh học đại cương, tập I, Phan Cự Nhân)
(4) “Quá trình thực bào trải qua một số bước sau đây: 1/ Gắn chặt (bắt giữ) các tiểu thể lạ trên bề mặt tế bào.
2/ Bao vây và kéo tiểu thể lạ vào trong tế bào bằng cách tạo thành chân giả.
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý