Bài 8: Tế bào nhân thực
1. Mục tiêu
1.1 Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân thực. - Phân biệt được tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. - Trình bày được cấu tạo và chức năng của nhân.
- Nêu được cấu tạo và chức năng của các bào quan: lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi.
1.2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
- Phát triển các thao tác tư duy phân tích - tổng hợp - so sánh. 1.3. Giáo dục
Hình thành quan điểm duy vật biện chứng thông qua phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận và các bào quan của tế bào nhân thực.
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý
Trường ĐHSP Hà Nội 2 K30A Sinh –KTNN 50
2. Phương pháp, phương tiện
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, tái hiện thông báo. - Phương tiện: Máy chiếu, máy vi tính
3. Tiến trình dạy học
3.1. ổn định tổ chức: 3.2. Kiểm tra bài cũ:
* Slide 1: Nêu đặc điểm vùng nhân của tế bào nhân sơ?
3.3. Nội dung bài mới:
* Slide 2: Bài 8: Tế bào nhân thực
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung GV: Quan sát hình SGK, hãy nêu
những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ, và tế bào nhân thực? - HS: So với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp hơn nhiều: + Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên cấu trúc là nhân tế bào.
+ Bên trong tế bào chất có các hệ thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt. Có nhiều bào quan có màng bao bọc.
- GV: Giới thiệu tế bào nhân chuẩn gồm hai loại tế bào điển hình là tế bào thực vật và tế bào động vật.
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý
Trường ĐHSP Hà Nội 2 K30A Sinh –KTNN 51
các cấu trúc cơ bản của tế bào động vật, tế bào thực vật? * Slide 4: - HS: + Tế bào động vật: Màng sinh chất, lizôxôm, ti thể, nhân,… + Tế bào thực vật: Thành tế bào, màng sinh chất, lục lạp, ti thể, nhân,…
GV: Hãy cho biết đặc điểm cấu trúc của nhân?
* Slide 5: Thành phần cấu tạo nhân gồm mấy phần?
- GV: Màng nhân có đặc điểm gì nổi bật?
- GV: Bổ sung: Lỗ nhân được hình thành khi hai lớp màng nhân ép sát nhau, bình thường lỗ nhân được che kín bởi các phân tử prôtêin.
GV: Cung cấp cho học sinh kiến thức về chất nhiễm sắc và nhân con
*Slide 6: HS thực hiện lệnh SGK
I. Nhân tế bào 1. Cấu trúc.
Là bào quan lớn nhất trong tế bào nhân chuẩn.
- Vị trí: Nằm ở trung tâm tế bào. - Hình dạng: hình cầu.
- Đường kính: 5m
Thành phần cấu tạo gồm 3 phần: Màng nhân, chất nhiễm sắc, nhân con.
a. Màng nhân
- Là màng kép, về cơ bản cấu tạo tương tự màng sinh chất.
- Trên màng nhân có các lỗ nhân
b. Chất nhiễm sắc
Gồm ADN liên kết với prôtêin c. Nhân con
Thành phần chủ yếu là prôtêin (80 - 85%) và chứa nhiều ribôxôm.
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý
Trường ĐHSP Hà Nội 2 K30A Sinh –KTNN 52
- Kết quả cho thấy con ếch sau thí nghiệm mang đặc điểm của loài B. - Thí nghiệm đã chứng minh vai trò chứa thông tin di truyền của nhân
* Slide7 : Quan sát hình sau và cho biết thế nào là lưới nội chất?
- Lưới nội chất gồm mấy loại? Gồm 2 loại : + Lưới nội chất hạt. + Lưới nội chất trơn.
* Slide 9: Dựa vào cấu trúc em có
dự đoán gì về chức năng của mỗi loại lưới nội chất?
- GV: Tế bào nào có hệ thống mạng lưới nội chất hạt phát triển?
HS: Tế bào nào sản sinh ra nhiều prôtêin để xuất bào thì có lưới nội
2. Chức năng
- Chứa thông tin di truyền - Trung tâm điều hành mọi hoạt động trao đổi chất, quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào.
II. Lưới nội chất. 1. Khái niệm
* Slide 8: - Lưới nội chất là một hệ
thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau.
2. Lưới nội chất có hai loại:
+ Lưới nội chất hạt: Có đính các hạt ribôxôm. Chức năng tổng hợp prôtêin.
+ Lưới nội chất trơn: Không có gắn các ribôxôm, có đính rất nhiều loại enzim. Chức năng tham gia vào tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại với cơ thể
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý