- Có ở thực vật và nấm, bao bọc ngoài màng tế bào. ở thực vật có thành xenlulôzơ, ở nấm có thành kitin.
- Chức năng: quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào. b. Chất nền ngoại bào
- Vị trí: ở bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và tế bào động vật.
- Cấu tạo: chủ yếu là các sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
- Chức năng: giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
3.2. Kiến thức bổ sung
- Có nhiều giả thuyết về cấu trúc nội tại của màng trong một thập kỷ qua: Năm 1895, Overton đã cho rằng màng sinh chất có bản chất hoá học là lipit. Sau Overton, Irving Langmuir cho rằng màng sinh chất bao gồm một lớp phôtpholipit
Năm 1925, các nhà khoa học người Hà Lan Gorter và Grendel đã kết luận màng sinh chất gồm hai lớp phôtpholipit có độ dày 4nm
Năm 1935, Danielli-Davson cho rằng màng sinh chất gồm hai lớp lipit nằm giữa và hai lớp prôtêin nằm trong và ngoài.
Trong thập kỷ 50, Robertson đã đề ra giả thuyết rằng màng trong tế bào được cấu trúc bởi màng cơ sở gồm 3 lớp: hai lớp prôtêin ở trong và ở ngoài, một lớp phôtpholipit ở giữa.
Năm 1972, Singer và Nicolson đề ra giả thuyết về mô hình cấu trúc thể khảm linh động của màng sinh chất.
- Mô hình khảm động tức là:
+ Cấu trúc khảm là lớp kép phôpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào một
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý