prôtêin có thể khôi phục lại khi đưa nó quay trở về các điều kiện bình thường. Quá trình này gọi là sự hồi tính, khi các phân tử prôtêin đã duỗi xoắn lại cuộn lại thành cấu hình bình thường của nó. Các prôtêin khác nhau sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ không bị thuỷ phân thành các axit amin không còn tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người dị ứng với thức ăn nhộng, tằm, tôm, cua,..., trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng da ghép).
3.3. Tư liệu tham khảo:
(1) “Tầm quan trọng của việc xác định cấu trúc bậc I của phân tử protein:
- Là bước đầu tiên quan trọng để xác định cơ sở phân tử hoạt tính sinh
học và tính chất hoá lí của protein.
- Là cơ sở xác định cấu trúc không gian của phân tử protein.
- Là yếu tố góp phần quan trọng trong nghiên cứu bệnh lí của phân tử. Khi thay đổi thứ tự của các axit amin thậm chí thay đổi chỉ một gốc axit amin trong phân tử protein có thể thay đổi hoạt tính sinh học, chức năng của một cơ quan hoặc gây bệnh đặc trưng.
- Là phiên bản dịch mã di truyền. Vì vậy cấu trúc này nói lên quan hệ họ hàng và lịch sử tiến hoá của thế giới sống. ”
(Trang 20, sách Hoá sinh học, Phạm thị Trân Châu, Trần Thị áng).
(2) “ Bảng hàm lượng protein trong một số nguyên liệu động vật và thực vật:
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý