giải hiếu khí diễn ra ở ti thể. Ngoài ra ti thể còn có khả năng tổng hợp prôtêin, phôtpholipit, axit béo, xitôxôm C.
- Có nhiều giả thuyết cho rằng ti thể và các lục lạp là các cơ thể tiền nhân độc lập sống cộng sinh với các tế bào nhân thực. Chúng đã xuất hiện từ xa xưa trong các tế bào bắt nguồn từ các vi khuẩn lam hay vi khuẩn hiếu khí sau đó chuyển thành các cơ thể cộng sinh thường xuyên, tiếp đó trở thành các bào quan cần thiết của các tế bào có nhân thực.
3.3. Tư liệu tham khảo
(1) “Trên màng của thylacôit chứa diệp lục tố (chlorophin), các sắc tố phụ (carotinnoit) và các enzim. Chúng sắp xếp một cách trật tự và tạo thành từng đơn vị cơ sở thực hiện các phản ứng photphoril hoá quang hợp, dạng hạt lấm tấm hình cầu kích thước 10-20nm gọi là quang tôxôm hay ATP- xom. Ta có thể ví quang tôxôm như tế bào quang điện ở đó ánh sáng tạo ra dòng điện từ giàu năng lượng tích luỹ trong phân tử ATP trong pha sáng của quang hợp”.
(Trang 371, sách Sinh học đại cương tập I, Phan Cự Nhân)
(2) “Ty thể (mitochondria) là bào quan có kích thước hiển vi phổ biến ở mọi sinh vật, đã phát hiện từ lâu ở các tế bào động vật (Flemming, 1882; Altman, 1890), thực vật (meves, 1904) và gần đây cả vi sinh vật hiếu khí. Dưới kính hiển vi quang học, ty thể có dạng sợi ngắn hay dạng hạt (do đó
được đặt tên theo tiếng Hy lạp mitos là sợi, chondrium là hạt)”.
(Trang 363, sách Sinh học đại cương tập I, Phan Cự Nhân)
(3) “Lục lạp là bào quan chuyên hoá cho quang hợp, có đường kính 4- 10àm, dài 1-5àm. Lục lạp thuộc nhóm bào quan thực vật gọi là lạp thể (plastid). Trong số lạp thể còn có vô số sắc lạp (leucoplast) chuyên dự trữ tinh bột và sắc lạp thể (chromoplast) chứa các sắc tố vàng”.
(Trang 29, sách Sinh học đại cương tập I, Hoàng Đức Cự)
(4) “Cách đây gần 40 năm, Chrirtian De Duve (1954, 1955) đã phát
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý
Trường ĐHSP Hà Nội 2 K30A Sinh –KTNN 58Đó là những túi có kích thước trung bình 0,25-0,6àm được bao bằng màng