lipit kép của màng tế bào. Ngày nay các nhà khoa học đã phát hiện ra nước được khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin đặc biệt gọi là aqua porin (aqua là nước, porin là lỗ do một loại prôtêin vận chuyển xuyên màng tạo ra)
- Sự khuếch tán của chất tan nào đó từ nơi này đến nơi khác chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ của chất tan đó mà không phụ thuộc vào nồng độ chất tan khác có trong dung dịch. Tuy nhiên như trên đã nói sự thẩm thấu phụ thuộc vào nồng độ phân tử nước tự do, do đó lại phụ thuộc vào tổng nồng độ của các loại chất tan có trong dung dịch. Đó là vì khi có nhiều chất tan khác nhau cũng tan trong nước thì càng có nhiều phân tử nước liên kết với các chất tan, do đó càng có ít phân tử nước tự do. Số lượng các phân tử nước tự do càng lớn thì sự khuếch tán xảy ra càng nhanh và ngược lại.
- Cơ chế hoạt động của bơm Na+, K+ của tế bào
+ Bơm chỉ hoạt động lúc có mặt cả Na+và K+ và bơm vận chuyển đồng thời cả 2 loại ion trên.
+ K+ được bơm từ ngoài vào tế bào còn Na+ được đẩy từ trong ra.
- Cơ chế: ứng với 1 phân tử ATP được enzim ATPaza thuỷ phân tạo thành ADP và gốc phôtphat. Gốc phôtphat được gắn vào prôtêin vận chuyển làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào. Sau đó lại liên kết với 2K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào, gốc phôtphat được tách ra dưới dạng vô cơ, lúc này bơm lại sẵn sàng để thực hiện chu trình vận chuyển khác.
3.3. Tư liệu tham khảo
(1) “Tốc độ khuếch tán lệ thuộc vào nhiệt độ, kích thước và các tính chất hoá lí của chất tan (như tính ưa mỡ, tính phân cực, điện tích,...) và gariđien nồng độ (độ chênh lệch bên trong và bên ngoài tế bào)
- Tốc độ chui vào tế bào đồng biến với độ tan trong lipit theo chiều giảm dần của dãy các chất tan sau đây: rượu mêtanol, eteetyl glixeril, glyxeril, ertritol
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý