+ Nếu môi trường ngoài tế bào có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, môi trường là nhược trương. Chất tan ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào được.
3.1.2. Vận chuyển chủ động
- Khái niệm: vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng.
- Cơ chế vận chuyển: nhờ cơ chế chất mang, nhờ có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất vận chuyển.
- Đặc điểm:
+ Vận chuyển chất cần thiết cho tế bào hoặc loại chất độc hại ra ngoài tế bào.
+ Vận chuyển tiêu tốn năng lượng.
+ Phải có kênh prôtêin hay các “bơm” đặc biệt trên màng.
* Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong hoặc ra khỏi tế bào bằng hai hình thức xuất bào và nhập bào.
- Nhập bào: là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Nhập bào gồm 2 loại:
+ Thực bào: là phương thức nhập những chất ở dạng thức ăn và cần được các enzim tiêu hoá.
+ ẩm bào: cũng là hiện tượng nhập bào các chất ở dạng dinh dưỡng, tế bào hấp thụ trực tiếp.
- Xuất bào: quá trình chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược với thực bào và ẩm bào gọi là quá trình xuất bào (dùng để tiết các prôtêin và các đại phân tử ra khỏi tế bào).
3.2. Kiến thức bổ sung
- Trước đây người ta cho rằng nước là phân tử phân cực nhưng có kích thước phân tử khá nhỏ nên nước có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp photpho
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý