đều đặn giống như một cầu thang xoắn. Trong đó các bậc thang là các bazơ nitơ, còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.
b. Chức năng của ADN
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin.
3.1.2. Axit ribônuclêic (ARN) a. Cấu trúc của ARN
- Phân tử ARN cũng có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn phân là một nuclêôtit. Gồm 4 loại A (ađênin), U (uraxin), G (guanin), X (xitôrin).
- Phân tử ARN được cấu tạo từ một chuỗi pôliribônuclêôtit, nhiều đoạn có thể bắt đôi bổ sung với nhau tạo nên các đoạn xoắn kép cục bộ.
- Các loại ARN khác nhau có cấu trúc khác nhau.
+ mARN (ARN thông tin): cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng và có các trình tự nuclêôtit đặc biệt để ribôxôm có thể nhận biết ra chiều của thông tin di truyền trên mARN.
+ tARN (ARN vận chuyển): là chuỗi đơn nhưng có cấu trúc phức tạp gồm 3 thuỳ, có 1 thuỳ có mang bộ ba nuclêôtit (bộ ba đối mã) để liên kết với mARN, đầu đối diện có vị trí để gắn với axit amin đặc hiệu.
+ rARN (ARN ribôxôm): chỉ có một mạch nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các đường xoắn kép cục bộ.
- Phân tử ARN ngắn hơn nhiều so với chiều dài của ADN và thời gian tồn tại cũng ngắn hơn thời gian tồn tại của ADN.
b. Chức năng của ARN
- ARN tồn tại chủ yếu trong chất tế bào. Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định:
+ mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin.
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý