+ tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch.
- ở một số loại vi rút, thông tin di truyền không được lưu trữ trên ADN mà trên ARN.
3.2. Kiến thức bổ sung
- Loại ARN nào càng có nhiều liên kết hiđrô thì càng bền vững (khó bị enzim phân huỷ). Phân tử mARN có số đơn phân ít nhất và không có liên kết hiđrô nên dễ bị phân huỷ nhất. Phân tử rARN có số đơn phân nhiều nhất và có tới 70-80% liên kết hiđrô nên bền vững nhất, có thời gian tồn tại lâu nhất trong 3 loại ARN.
- Pentôzơ có trong phân tử axit nuclêic ở dạng -D-furanoz. Hai loại Pentôzơ của axit nuclêic là riboz và 2-đêzôxiriboz. Dựa vào đặc điểm của Pentôzơ người ta phân axit nuclêic thành hai loại chính:
+ Axit ribônuclêic (ARN) chứa riboz.
+ Axit đêzôribônuclêic (ADN) chứa đêzôriboz. - Chức năng của các nuclêôtit:
+ Là “viên gạch” xây nên phân tử axit nuclêic.
+ Một số nuclêôtit tham gia cấu tạo nên các coenzim quan trọng như coenzim NAD, NADP, FAD, coenzimA.
+ Có vai trò dự trữ và vận chuyển năng lượng hoá học.
+ Các nuclêôtit vòng có vai trò điều hoà hoạt động enzim trong tế bào là chất trung gian cho hoạt động của nhiều hoocmôn, chất truyền tin thứ hai. - ARN có trong nhân, trong tế bào chất, ti thể, lạp thể và đặc biệt có nhiều trong ribôxôm. Ví dụ trong gan ARN được phân bố (% tổng số ARN trong tế bào) như sau: Trong ribôxôm: 50%, bào tương 24%, ti thể 15%, nhân 11%. - Nguyên lý bổ sung có tầm quan trọng đặc biệt với hiện tượng di truyền, bảo đảm cấu trúc đặc trưng của axit nuclêic, biểu hiện không chỉ trong cấu trúc của ADN mà còn trong cơ chế tự sao ADN, cơ chế sao mã, dịch mã.
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý