phân tử prôtêin). Tuỳ theo mỗi loại màng của từng loại tế bào khác nhau mà có nhiều hay ít các phân tử prôtêin và phân bố đều hay không đều.
+ Cấu trúc lỏng là các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho tế bào có độ nhớt giống như dầu.
- Prôtêin của màng gồm hai loại:
+ Prôtêin xuyên màng: là những loại xuyên suốt qua hai lớp phôtpho- lipit của màng tế bào.
+ Prôtêin bề mặt: chỉ bám trên bề mặt.
- ở tế bào thực vật màng sinh chất có vách cấu tạo từ chất xenlulôzơ pôlisaccarit. Đây là các chất thải từ màng sinh chất trong quá trình trao đổi chất. Vách có độ dày lớn có khi gấp tới 10-100 lần so với độ dày màng sinh chất. Trên vách có các lỗ nối sinh chất của tế bào này với tế bào kia đó là sợi liên bào. Vách ở tế bào thực vật còn là nơi tạo ra sức trương giúp cho tế bào khỏi bị vỡ lúc trương đầy nước. Khi tế bào thực vật già thì vách còn được tẩm thêm lignin (gỗ) nên càng vững chắc.
3.3. Tư liệu tham khảo
(1) “Trên màng sinh chất có các hợp chất như glyco prôtêin đóng vai trò thụ cảm các tín hiệu đặc trưng của môi trường, có khả năng tiếp nhận các kích thích hóa học, quang học, cơ học, hóa lý từ môi trường ngoài hay bên trong và từ đó tế bào có phản ứng trả lời thích ứng với các biến đổi của điều kiện sống. Nhờ khả năng nhận biết được các tế bào khác cùng loại và gắn với bề mặt của chúng mà hình thành nên các tế bào khác cấu trúc sắp xếp trật tự là mô và cơ quan. Trong các u ác tính tế bào mất khả năng này và tăng trưởng một cách hỗn độn theo mọi phía”.
(Trang 344, sách Sinh học đại cương tập I, Phan Cự Nhân)
(2) “Tế bào chất của tế bào nhân thật đan chéo nhau bằng mạng sợi prôtêin có tác dụng nâng đỡ dạng tế bào và neo giữ các bào qua như nhân, ti thể vào vị trí cố định gọi là khung tế bào. Một số tế bào cũng có khả năng vận
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lý