Những yêu cầu khi sử dụng bài tập

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 (lớp 12 trường THPT chương trình chuẩn) (Trang 64)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Những yêu cầu khi sử dụng bài tập

Việc xây dựng hệ thông bài tập lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc

nâng cao hiệu quả của dạy học lịch sử ở trờng THPT. Tùy theo nội dung của bài học, của chơng trình yêu cầu trình độ điều kiện học tập cụ thể mà tiến hành xây dựng bài tập cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Từ đó tạo nên hứng thú, say mê trong học tập lịch sử. Tuy nhiên việc xây dựng một hệ thống bài tập, câu hỏi mới chỉ là bớc đầu tiên trong quá trình chuẩn bị giờ dạy, cái quan trọng hơn là giáo viên cần phải có kế hoạch để sử dụng hệ thống bài tập đó một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả bài học và khai thác triệt để hệ thống câu hỏi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Trong dạy học lịch sử nói chung cũng nh trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng nhằm phát huy tính tích cực học tập của các em, đòi hỏi ngời giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Giáo viên phải nắm đợc đặc trng để hoàn thiện nhiệm vụ dạy học của ngời giáo viên, phải biết lựa chọn kiến thức, hình thức thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập sao cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, làm cho học sinh tích cực hơn trong học tập bộ môn. Giáo viên cũng cần lu ý, trong các hoạt động dạy học cũng nh trong việc thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập không có phơng pháp nào là “độc tôn”, dù là ở câu hỏi, bài tập trắc nghiệm hay tự luận. Vì vậy, trong dạy học giáo viên cần hớng dẫn cho học sinh thực hiện tất cả các loại câu hỏi và bài tập (tự luận, trắc nghiệm khách quan, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn). Cần có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, phù hợp trình độ, yêu cầu học tập của học sinh về các loại câu hỏi, bài tập. Việc sử dụng nhiều biện pháp khác nhau đòi hỏi giáo viên phải tuân thủ những yêu cầu nhất định về mặt s phạm.

Thứ nhất, sử dụng bài tập phải phù hợp với mục đích dạy học nói chung, từng bài học cụ thể nói riêng. Đây là yêu cầu cơ bản nhất, bởi vì trong quá trình dạy học việc sử dụng bài tập lịch sử phải nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dỡng, giáo dục và phát triển bộ môn qua từng chơng, từng bài cụ thể chứ không thể tiến hành một cách tùy tiện mang tính áp đặt, đánh đố.

Bài tập lịch sử không chỉ để hình thành kiến thức mà nó còn củng cố, phát triển và sử dụng các kiến thức đó. Ví dụ, khi dạy mục “Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh” trong bài “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (lớp 12), giáo viên phải xác định đợc những nội dung kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm đợc. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra liên tục với quy mô trong cả nớc lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Vì vậy, số lợng các cuộc đấu tranh lớn diễn ra ở khắp Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Nhng tiêu

biểu nhất là ở Nghệ - Tĩnh… Chính từ cơ sở kiến thức này giáo viên sẽ hình thành cho học sinh khái niệm “Xô viết”, “Xô viết Nghệ - Tĩnh”.

Để giúp học sinh nắm rõ đợc nội thuật ngữ “Xô viết” và “Xô viết Nghệ Tĩnh” giáo viên sẽ giải thích cho học sinh hiểu về nguồn gốc của khái niệm “Xô viết”. Xô viết theo tiếng Nga có nghĩa là “ủy ban” ra đời trong cách mạng 1905 – 1907 ở Liên Xô. “Xô viết Nghệ - Tĩnh” đợc các nhà cách mạng đặt tên cho chính quyền sơ khai ra đời trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ - Tĩnh dựa trên những hiểu biết về chính quyền Xô viết ở Nga, tiếp thu đợc thông qua sách, báo và tài liệu huấn luyện của Đảng. Vậy bản chất của chính quyền Xô viết là gì? Bài tập này giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh nhớ lại chính quyền phong kiến, thực dân đang tồn tại ở các địa phơng trong cả nớc để các em thấy đợc mặt tiến bộ của chính quyền Xô viết. Trên cơ sở đó, giúp học sinh phát triển t duy logic, biết nhận định và đánh giá vấn đề lịch sử, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dỡng, giáo dục và phát triển của bài học đó.

Thứ hai, bài tập lịch sử phải đợc sử dụng thờng xuyên, mang tính hệ thống trong quá trình dạy học bộ môn. Cụ thể, việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học lịch sử đợc tiến hành theo các bớc:

Một là, lập kế hoạch sử dụng bài tập lịch sử qua từng bài, chơng, quá trình và cả năm học. Kế hoạch này đợc xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của tổ chuyên môn đợc vạch ra ngay t đầu năm học. Dựa vào kế hoạch đó giáo viên tiến hành xây dựng nội dung bài tập và xác định hình thức, biện pháp sự dụng bài tập đạt hiệu quả. ở mỗi chơng, mỗi khóa trình cần đa ra loại bài tập gì? Đa ra ở bài học, giờ học nào? Khi nào sử dụng bài tập và sử dụng nhằm mục đích gì?

Hai là, xác định liều lợng và mức độ sử dụng bài tập tùy thuộc vào điều kiện học tập cụ thể, trình độ, yêu cầu học tập của học sinh. Có những bài tập đợc sử dụng trong một bài học, có những bài tập sử dụng trong một khóa trình hoặc ch- ơng trình học, có những bài tập sử dụng trong giờ lên lớp, có những bài tập đợc sử dụng trong tự học ở nhà; có bài tập bồi dỡng về mặt kiến thức, t tởng, tình cảm hoặc kỹ năng thực hành của học sinh.

Ba là, đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong quá trình sử dụng bài tập lịch sử. Giáo viên cần bổ sung những yếu tố mới vào những bài tập đã có, nhằm giúp học sinh phát triển và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Rõ ràng bài tập sau có kế thừa bài tập trớc nhng yêu cầu ở mức độ cao hơn. Để giải quyết bài tập sau học sinh dựa vào những thao tác đã đợc thực hiện ở bài tập trớc, đồng thời cũng tìm

kiếm thao tác mới. Qua đó kỹ năng giải quyết bài tập từng bớc đợc hình thành và cũng cố vững chắc.

Thứ ba, bài tập lịch sử phải đợc sử dụng với nhiều hình thức khác nhau trong quá trình dạy học bộ môn. Bởi vì, kiến thức cơ bản của bộ môn Lịch sử không chỉ nằm ở các sự kiện, hiện tợng, niên đại, nhân vật, biểu tợng mà còn có khái niệm, quy luật, bài học lịch sử. Do đó, phơng pháp sử dụng bài tập lịch sử cũng phải đa dạng và phong phú để giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực độc lập t duy sáng tạo, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, lao động. Để thực hiện đợc điều này đòi hỏi:

Một là, bài tập lịch sử đợc sử dụng trong giờ lên lớp, tự học, ở nhà, trong các hoạt động ngoài khóa. Nhằm phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh.

Hai là, trong giờ lên lớp vì thời gian có hạn hơn nữa lợng kiến thức mới cần truyền đạt cho học sinh là rất nhiều. Chính vì vậy mà giáo viên không đợc biến giờ học thành giờ làm bài tập, mà phải biết kết hợp một cách khéo léo, nhuần nhuyễn và linh hoạt giữa việc truyền đạt kiến thức mới và tổ chức hớng dẫn học sinh làm bài tập.

Ba là, không phải bất kì một bài học nào giáo viên cũng nên bắt đầu bằng việc làm bài tập, không phải mọi đề mục của bài học đều đợc kiểm tra và kết thúc bằng việc đa ra các bài tập và hớng dẫn học sinh giải quyết các bài tập đó. bởi vì, trong giờ học lên lớp nếu giáo viên chỉ dành thời gian để hớng dẫn học sinh phơng pháp giải quyết các loại bài tập khác nhau thì khó có thể thực hiện đợc, mà phải rèn luyện cho học sinh phơng pháp suy nghĩ giải quyết bài tập - nêu và giải quyết vấn đề trong quá trình trình bày của mình.

Thứ t, sử dụng bài tập lịch sử phải gây hứng thú học tập, kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của học sinh. Thực tế trong quá trình dạy học ở các trờng THPT là quá trình nhận thức của các em bao gồm cả quá trình t duy, quá trình tâm lí, xúc cảm, hứng thú và khả năng nhận thức. Do đó, để thúc đẩy quá trình t duy tham gia trực tiếp vào quá trình nhận thức của học sinh thì việc tiến hành bài tập tạo hứng thú, khơi gợi nhu cầu nhận thức, ý muốn kế hoạch hành động cho các em. Quá trình này đợc tiến hành qua các bớc:

Một là, giáo viên phải nắm đợc đặc điểm và trình độ nhận thức ở học sinh để mỗi khối lớp đa ra một loại bài tập thích hợp. Trong một lớp học giáo viên đa ra nhiều loại bài tập nhằm đảm bảo cho các đối tợng học sinh (khá giỏi, trung bình, yếu kém) cùng tham gia rèn luyện và phát triển trong quá trình giải bài tập. Nh

vậy vừa đảm bảo trình độ chung, vừa phát triển các em có học lực khá và nâng cao hơn những học sinh kém lên trình độ chung của chơng trình.

Hai là, việc sử dụng bài tập lịch sử nhăm tăng cờng hoạt động nhận thức của học sinh, không nên làm cho học sinh "lo sợ", mất hứng thú với việc làm bài tập, trong học tập học sinh bao giờ cũng dứng trớc một chuỗi các vấn đề, chỉ thông qua việc tiếp nhận kiến thức cơ bản, nắm vững củng cố kiến thức cơ bản và vận dụng kiến thức vào học tập vấn đề mới. Bài tập góp phần quan trọng làm xuất hiện vấn đề, rồi giải quyết vấn đề, rồi lại làm nảy sinh vấn đề mới. Cứ thế mà quá trình nhận thức tiếp diễn để nâng cao không ngừng trình độ của học sinh.

Ba là, gây cho học sinh sự tự tin, sự tìm tòi, suy nghĩ về nội dung và phơng pháp làm bài tập dựa vào sức mình là chủ yếu dới sự hớng dẫn của giáo viên.

Nh vậy, khi sử dụng bài tập lịch sử chúng ta phải đảm bảo những yêu cầu s phạm nhất định để phát huy vai trò của nó, góp phần hoạt động hóa quá trình nhận thức của học sinh, góp phần thay đổi quan niệm, phơng pháp giảng dạy truyền thống. Điều đó có ảnh hởng đến việc truyền thụ kiến thức, xử lý mối quan hệ giữa học và hành, biết và hiểu lịch sử, xác định phơng thức trong kiểm tra, đánh giá học sinh.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 (lớp 12 trường THPT chương trình chuẩn) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w