0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Bài tập lịch sử góp phần rèn luyện kỹ năng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1945 (LỚP 12 TRƯỜNG THPT CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 29 -29 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Bài tập lịch sử góp phần rèn luyện kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng bộ môn là một nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học Lịch sử ở trờng phổ thông. Đây là một trong những biện pháp cần thiết để tăng c- ờng hoạt động nhận thức độc lập, sáng tạo của học sinh góp phần nâng cao năng lực trí tuệ, thực hiện nguyên lý giáo dục của đảng "Học đi đôi với hành..."

Tùy theo đặc trng, nội dung, chức năng, nhiệm vụ và phơng pháp cơ bản của từng cấp học ở từng bộ môn mà nội dung và yêu cầu rèn luyện kỹ năng có sự khác nhau. Đối với bộ môn Lịch sử ở Trờng THPT, theo chúng tôi cần phải rèn luyện cho học sinh các loại kỹ năng sau đây:

1. Kỹ năng nắm vững các sự kiện lịch sử điển hình một cách có hệ thống (ghi nhớ, miêu tả, tờng thuật…).

2. Kỹ năng nắm bản chất sự kiện, hiện tợng lịch sử (phân tích rút ra nhận xét, hình thành khái niệm lịch sử, xác định nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa...).

3. Kỹ năng sử dụng các đồ dùng, phơng tiện dạy học (tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu...).

4. Kỹ năng hoạt động ngoại khoá bộ môn (dạ hội, tổ chức trò chơi, su tầm, nghiên cứu…).

5. Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, tiếp thu kiến thức và hành động trong đời sống.

Rèn luyện kỹ năng bộ môn là rèn luyện những phơng pháp học tập thích hợp nhất, phù hợp với quy luật nhận thức, làm cho học sinh tích cực hoạt động tại lớp, biết phơng hớng và phơng pháp hoạt động tự lập để chủ động tiếp thu bài, lĩnh hội các kiến thức sâu sắc và vận dụng vào cuộc sông thực tế. Vì vậy rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh là một công việc cần đợc quan tâm và tiến hành thờng xuyên mà đến nay cha đợc chú ý đúng mức.

Có nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để thực hiện rèn luyện kỹ năng bộ môn cho học sinh qua dạy học lịch sử, trong đó sử dụng bài tập là một trong nhứng biện pháp chủ yếu và mang lại hiệu quả cao nhất. Qua các bài tập lịch sử học sinh phải vận dụng các kỹ năng khác nhau để giải quyết những vấn đề nêu ra. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm s phạm ở Trờng THPT để khảo sát về hiệu quả của các loại bài tập rèn luyện kỹ năng phát triển của học sinh. Ví nh, nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm "nguyên nhân thắng lợi hay thất bại" của một cuộc cách mạng, một cuộc khởi nghĩa hay một cuộc chiến tranh.

Thông qua việc giúp học sinh làm bài tập, rèn luyện kỹ năng làm bài tập giáo viên giúp các em tìm đợc một cách nhanh nhất, đúng nhất yêu cầu nội dung của đề bài và phơng pháp làm bài đạt hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, bài tập trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những phơng tiện rất quan trọng góp phần hoàn chỉnh những nhiệm vụ, mục tiêu của môn học và nhằm năng cao chất lợng dạy học ở trờng phổ thông. Nó có vai trò rất lớn trong việc hình thành, củng cố tri thức, giáo dục t tởng, tình cảm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử biến học sinh từ đối tợng của những tác động giáo dục trở thành chủ thể của giáo dục. Nhờ vậy, nó góp phần mở rộng tầm nhận thức, hình thành t duy logic, độc lập, sáng tạo và qua đó phát triển lòng tin của học sinh vào khả năng của bản thân “bồi dỡng một cách có hiệu quả các phẩm chất còn thiếu của ngời lao động mới theo yêu cầu phát triển đất nớc” . Đồng thời, bài tập lịch sử còn là công cụ của giáo viên để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ trong nhận thức của học sinh. Do đó, để đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng “tích cực hoá hoạt động nhận thức” hay “hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, thì trong dạy học lịch sử, việc thiết kế và sử dụng bài tập có hiệu quả là yêu cầu rất cần thiết.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1945 (LỚP 12 TRƯỜNG THPT CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 29 -29 )

×