Vai trò của bài tập đối với việc hình thành tri thức cho học sinh

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 (lớp 12 trường THPT chương trình chuẩn) (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Vai trò của bài tập đối với việc hình thành tri thức cho học sinh

Tri thức lịch sử là kết quả của quá trình nhận thức về hiện thực lịch sử dựa trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện riêng rẽ, ở các lĩnh vực khác nhau nhằm tìm ra bản chất, chỉ ra quy luật của hiện thực khách quan. Quá trình hình thành tri thức lịch sử diễn ra thông qua nhiều giai đoạn, thể hiện cụ thể ở sơ đồ sau:

Dới sự hớng dẫn của giáo viên

Nh vậy, việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính và vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống.

Bài tập lịch sử có vai trò hình thành tri thức cho học sinh thể hiện trớc hết ở chỗ: thông qua bài tập, học sinh có thể nắm đợc tri thức về sự kiện. Hiện nay, việc dạy học môn Lịch sử đang trở thành mối quan tâm của xã hội và vấn đề đặt ra cho bộ môn Lịch sử là làm sao cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để các em có những hiểu biết nhất định về lịch sử dân tộc nói riêng và thế giới nói chung. Với việc sử dụng bài tập nhận biết, giáo viên sẽ cung cấp cho các em những sự kiện cơ bản nhất một cách dễ nhớ, dễ thuộc nhất. Tuy nhiên, bài tập không chỉ để ghi nhớ sự kiện mà thông qua quá trình giải quyết bài tập sẽ giúp các em khôi phục lại đợc toàn bộ bức tranh quá khứ, xây dựng đợc những biểu tợng cụ thể - đó chính là cơ sở để học sinh nhận thức lịch sử một cách chân thực và chính xác nhất.

Sự kiện Biểu t ợng lịch sử

Khái niệm lịch sử

Quy luật, bài học lịch sử

Vận dụng vào thực tế cuộc sống

Song, quá trình hình thành tri thức lịch sử chỉ có thể có hiệu quả khi giáo viên tổ chức đợc hoạt động nhận thức độc lập cho học sinh chứ không phải là sự truyền đạt kiến thức có sẵn. Trong quá trình dạy học, sử dụng bài tập lịch sử sẽ kích thích hoạt động trí tuệ. Quá trình hoàn thành bài tập của học sinh gần giống với quá trình nghiên cứu của các nhà sử học, chỉ khác là: học sinh làm bài tập trên cơ sở sách giáo khoa và các tài liệu đã đợc gia công về s phạm, khám phá lại cái mà các nhà khoa học đã khám phá. Trong quá trình t duy, để hoàn thành bài tập, học sinh sử dụng những hiểu biết của mình về các sự kiện, hiện tợng lịch sử nhằm tìm ra cái mới trong bản thân sự kiện, hiện tợng lịch sử đó và mối liên hệ với sự kiện, hiện tợng lịch sử khác. Nhờ vậy, học sinh nắm đợc các đặc điểm, mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tợng lịch sử, từ đó sẽ tạo nên đợc những biểu tợng cụ thể, hình thành vững chắc khái niệm và nắm đợc quy luật, bài học lịch sử “Bài tập nó mở ra khả năng rộng lớn nhất trong lĩnh vực phát triển học sinh và vạch ra bản chất của hiện tợng. Mỗi bài tập có tính chất đặc biệt của tác động logic và tác động tâm lý đối với học sinh, có ảnh hởng đặc biệt đối với việc hình thành, lĩnh hội kiến thức và sự phát triển năng lực của các em” [40.tr284]. Bài tập không chỉ làm cho học sinh phát hiện ra bản chất hiện tợng mà thông qua bài tập, học sinh còn biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Bởi “phát hiện một cách tự lập bản chất của hiện tợng đó là một quá trình gắn chặt một cách hữu cơ với việc vận dụng kiến thức” [16.tr261].

I. Ia. Lecne trong cuốn “Bài tập nhận thức trong giảng dạy lịch sử” đã xác định các bài tập lịch sử có nhiệm vụ dạy cho học sinh vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau: vận dụng kiến thức theo mẫu đã đợc đa ra; học sinh đợc thông báo một quan niệm nào đó và phải vận dụng quan điểm đó để giải thích hay phân tích tình huống mới cụ thể; hoặc học sinh phải giải thích và phân tích tình huống bằng cách sử dụng một hoặc một số hiểu biết trong số rất nhiều kiến thức đã lĩnh hội; hoặc là học sinh phải tìm ra phơng thức mới và nhờ phơng thức đó khai thác đợc những kiến thức mới bằng cách sử dụng những phơng thức đã biết từ trớc. Đặc biệt thông qua quá trình sử dụng và làm các bài tập, học sinh còn biết cách vận dụng bài học quá khứ vào cuộc sống hiện tại.

Tóm lại, bài tập lịch sử là một phơng tiện có hiệu quả trong việc hình thành, củng cố vững chắc kiến thức mới cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trờng phổ thông. Vì thế, trong tổ chức dạy học ở trờng phổ thông, giáo viên cần chú trọng cho học sinh làm việc thờng xuyên với bài tập.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 (lớp 12 trường THPT chương trình chuẩn) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w