Chức năng của các phòng ban

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ (Trang 33)

Mỗi phòng ban trong cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng riêng của mình và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng hoặc tổ trưởng.

3.2.2.1 Ban giám đốc

Gồm có 3 người, một giám đốc và hai phó giám đốc. Điều hành trực tiếp công

tác tổ chức kế hoạch. Tiếp nhận các chỉ thị, nghị quyết sau đó phổ biến chung cho

cán bộ chi nhánh ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động củachi nhánh ngân hàng.

3.2.2.2 B phn kinh doanh

Có nhiệm vụ chuyên sâu về kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng, trực tiếp giao dịch với

khách hàng, xây dựng chương trình, dự án, thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư, xét

duyệt hồ sơ xin vay.

Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị đi vay, kiểm tra tài sản đảm bảo, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Tổng hợp phân tích thống kê kinh tế, phân loại các danh mục khách hàng trên

cơ sở tổ chức thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Giám đốc P.Giám đốc Kinh doanh Phòng kiểm soát nội bộ P.Giám đốc kế toán Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài vụ Phòng ngân quỹ

3.2.2.3 Phòng kế toàn tài v:

Trực tiếp giao dịch tại Hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho

khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền.

Đây là nơi làm thủ tục tiền gửi và thủ tục thu chi cho khách hàng, hạch toán kế

toán, quản lí hồ sơ của khách hàng, thực hiên các khoản giao nộp NHNN.

Ngoài chức năng kế toán chi nhánh ngân hàng, phòng kế toán còn có nhiệm vụ

thống kê hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng, lập kế hoạch, triển khai

thực hiện và đôn đốc chỉ tiêu kế hoạch đãđề ra.

3.2.2.4 Phòng ngân qu

Là nơi có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tiền mặt hàng ngày, trực tiếp trong việc

thu ngân và giải ngân các phát sinh trong ngày.

3.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT LONG MỸ TRONG BA NĂM 2010, 2011, 2012, VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Để hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo &

PTNT huyện Long Mỹ, tác giã sẽ tiến hành phân tích sâu hơn vể kết quả hoạt động

kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6th2013 / 6th2012 Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2012 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 31.966 43.799 55.977 28.527 37.692 11.833 37,02 12.178 27,80 9.165 32,13

Thu từ lãi 30.650 41.427 52.229 26.702 35.665 10.777 35,16 10.802 26,07 8.963 33,57

Thu ngoài lãi 1.316 2.372 3.748 1.825 2.027 1.056 80,24 1.376 58,01 202 11,07

Chi phí 28.327 38.225 48.251 24.710 33.458 9.898 34,94 10.026 26,23 8.748 35,40

Chi phí từ lãi 23.627 30.784 39.210 20.760 27.384 7.157 30,29 8.426 27,37 6.624 31,91 Chi phí ngoài lãi 4.700 7.441 9.041 3.950 6.074 2.741 58,32 1.600 21,50 2.124 53,77

Lợi nhuận 3.639 5.574 7.726 3.817 4.234 1.935 53,17 2.152 38,61 417 10,92

3.3.1 Thu nhập

Các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng, mục tiêu chủ yếu của

hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, hầu hết các

doanh nghiệp và các NHTM điểu phải có những biện pháp kinh doanh và quản lí một

cách chuyên nghiệp.

Qua bảng số liệu cho thấy, khoảng mục thu nhập của NHNo & PTNT huyện

Long Mỹ tăng trưởng mạnh qua các năm. Đặc biệt ở năm 2011 tăng 37,02% so với năm 2010 (tăng khoảng 11.833 triệu đồng) và có xu hướng tăn g cao hơn nữa ở 6 tháng đầu năm 2013 so vơi 6 tháng đầu năm 2012.

Xét về biến động thu nhập, vào thời điểm kết thúc năm 2012 thu nhập từ lãiđạt

gần 55.977 triệu đồng, tăng 27,80%so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này kém hơn khoảng 10% so với tốc độ tăng trưởng của năm 2011 so với năm 2010 . Sở dĩ, tốc độ tăng trưởng này giảm ở năm 2012 là do trầnlãi suất cho vay bị hạn chế theo quy định của NHNN để kích cầu vốn và cứu nguy cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2012. Từ đó, làm cho tốc độ tăng trưởng thu nhập của chi nhánh ngân hàng giảm trongnăm 2012.

Song song đó, chi phí dự phòng rủi ro trong giai đoạn này tăng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng trưởng thu nhập của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ giảmtrong năm đầy kinh tế đầy biến động phức tạp (2012). Nhưng

tốc độ tăng trưởng này đãđược cải thiện trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước (tăng trưởng 32,13% so với 6 tháng đầu năm 2012).

Xét về cơ cấu thu nhập, thu nhập từ lãi của chi nhánh Agribank Long Mỹ

chiếm phần lớn tổng thu nhập của chi nhánh và tăng trưởng nhanh qua các năm. Tuy

nhiên, cơ cấu thu nhập từ lãi trong ba năm 2010, 2011, 2012 có xu hướng giảm trong

khi tỷ trọng về nhập ngoài lãi lại tăng, điều này cho thấy chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ ngày càng cung cấp nhiều hơn và hiệu quả hơn các hoạt động phi tín

dụng như: Thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ ngân quỹ và quản lí tiền tệ, dịch vụ mua bán ngoại tệ,… Việc

cung cấp nhiều và hiệu quả hơn các hoạt động phi tín dụng này không chỉ mang lại

nguồn thu nhập ổn định cho chi nhánh mà còn làm tăng uy tín của chi nhánh trong

lòng khách hàng, giúp chi nhánh tăng năng lực cạnh tranh với các chi nhánh ngân

hàng khác trong Huyện nhà. Có thể nói, bên cạnh nguồn thu nhập từ hoạt động tín

dùng thì nguồn thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng cũng gớp phần quan trong

trong nguồn thu nhập ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh Agribank Long Mỹ nên nổ lực hơn nữa để phát huy những sản phẩm dịch vụ phi tín dụng và mang lại lợi ích thiết

thực cho khách hàng.

3.3.2 Chi phí

Xét về tổng chi phí, tổng chi phí của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long

Mỹ tăng nhanh qua các năm, điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi mà nguồn

vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng, và lạm phát tăng cao trong giai đoạn

những phần tiếp theo. Phạm vi của phần này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về chi phí và cơ cấu chi phí của Agribank chi nhánh Long Mỹ.

Về cơ cấu chi phí, chi phí từ lãi liên tục tăng qua các năm. Chi phí lãi trong 2011 lên tới 38.225 triệu đồng, tăng khoảng 34,94% so với cùng kỳ 2010. Nguyên nhân một phần là do nguồn vốn huy động tăng, phần khác là do lạm phát cao,để đảm

bảo quyền lợi cho khách hàng, NHNo & PTNT Việt Nam đẩy mạnh tăng lãi suất huy

động. Song song đó, nhằm huy động tối đa nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân

cư đồng thời nâng cao sức cạnh tranh củachi nhánh ngân hàng so với các chi nhánh ngân hàng khác.

Bước sang năm 2012, NHNN ban hành Thông tư số 14 về việc quyết định

giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND nhằm giải cứu doanh nghiệp khỏi tình trạng

suy thoái của nền kinh tế toàn cầu và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong nước. Theo Thông tư này, đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 4%/năm xuống còn 3%/năm; đối với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm

xuống còn 11%/năm (riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở từ 12,5%/năm xuống 11,5%/năm). Trước tình trạng đó, NHNo & PTNT buộc phải giảm lãi suất huy động để thực hiện đúng chính sách của NHNN. Và đó cũng chính là những lí do làm cho tình hình trạng tăng trưởng chi phí của năm 2012 / 2011 (tăng trưởng 26,23%) giảm hơn so với tăng trưởng chi phí của năm 2011/2010 (tăng trưởng 34,94%).

Về chi phí ngoài lãi: Tổng quan, chi phí hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ liên tụcbiến động qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng

đầu năm 2013. Trong đó, chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 50%

tổngchi phí ngoài lãi, còn lại là chi phí từ việc cung cấp các dịch vụchi nhánh ngân hàng cho khách hàng.

3.3.3 Lợi nhuận

Nhìn chung, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long

Mỹ qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2012 có xu hướng tăng nhanh. Kể cả trong năm 2012 mà nền kinh tế trong và ngoài nước gặp phải nhiều khó khăn mà chi nhánh ngân hàng vẫn kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận tăng cao (lợi nhuận 2012 đạt

7.726 triệu đồng, tăng khoảng 38,61% so với năm 2011 và tăng khoảng 59% so với

năm 2010). Điều này chứng mi nh được chi nhánh NHNo & PTNT hoạt động rất hiệu

quả trong nền kinh tế biến động mạnh như hiện nay. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 2012/2011 có phần xụt giảm so với tốc độ tăng trưởng của năm

2011/2011 và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi NHNN yêu cầu giảm lãi suất cho vay để kích thích nền kinh tế phát triển, nhưng để huy động được nguồn vốn

phục vụ cho việc kinh doanh thì cần phải huy động với lãi suất cao. Đó chính là lí do làm cho tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận giảm trong thời gian vừa nêu.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG MỸ

4.1 THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNTHUYỆN LONG MỸ HUYỆN LONG MỸ

4.1.1 Các dịch vụ đang có tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Long Mỹ

Trong xu thế hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày nay, nguồn thu của các ngân hàng theo xu hướng cung cấp các dịch vụ tín dụng và phi tín dụng là chủ yếu.

Trong thực tế chứng minh rõ, ngân hàn g luôn cố gắn đa dạng hóa nguồn thu nhập

của mìnhđể phân giải rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động

mang lại là cao nhất. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các dịch vụ

ngân hàng hiện đại cũng ngày càng được ra đời vàứng dụng rộng rãi, gớp phần nâng

cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và xã hội.

Nhận thức được xu thế đó, và cũng hiểu rõ thực trạng, là công nghệ thông tin

làm nền tảng cho sự phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn công nghệ tiên tiến như

hiện nay, NHNo & PTNT Việt Nam đã từng bước triển khai hệ thống công nghệ hiện đại để phục vụ cho hoạt động của mình vàđặc biệt hơn là phục vụ cho khách hàng trên toàn quốc.

Tính đến ngày 31/1 2/2012, NHNo & PTNT Việt Nam đang sử dụng 186 sản

phẩm dịch vụ, trong đó có khoảng 166 sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và 20 sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động của các tổ chức Agribank trên toàn quốc. Tùy theo từng tiêu chí và cách phân chia c ác sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà hệ thống sản phẩm dịch vụ của Agribank Việt Nam được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: Nhóm sản phẩm tiền gửi, huy động vốn; nhóm sản phẩm cấp tín

dụng; nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước; nhóm sản phẩm

dịch vụ thanh toán quốc tế; nhóm sản phẩm dịch vụ TREASURY; nhóm sản phẩm đầu tư; nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ; nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử (E- BANKING); nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ; nhóm các sản

phẩm Bancassurance và các sản phẩm dịch vụ khác. Thêm vào đó, tùy điều kiện ở

từng vùng, miền khác nhau màở các chi nhánh ngân hàng của hệ thống Agribank sẽ

có những sản phẩm dịch vụ khác nhau phù hợp với điều kiện từng địa bàn. Và, để có

một cái nhìn tổng quát hơn về các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng được chi

nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ sử dụng nhiều, tác giã sẽ phân các sản phẩm

và dịch vụ phục vụ khách hàng này thành hai nhóm chính là: Nhóm các sản phẩm

dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân và nhóm các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách

hàng doanh nghiệp.

4.1.1.1 Các dch vca chi nhánh ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân

Để dễ dàng thực hiện các giao dịch như: Rút tiền, chuyển khoản, vấn tin số dư

tài khoản cùng với thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ t ại tất cả các đơn vị chấp nhận

thẻ củaNHNo & PTNT Việt Nam và thanh toán trực tuyến qua Internet một cách an

toàn, bảo mật, nhanh chóng trên toàn quốc cho khách hàng khi sử dụng các loại thẻ

củaNHNo & PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ nói riêng.

Với nguồn thu nhập khá lớn vàổn định từ việc cung cấp dịch vụ thẻ cho khách

hàng cùng với những tín năng hiện đại và tiện lợi từ việc cung cấp các dịch vụ thẻ

cho khách hàng, thì NHNo & PTNT Việt Nam đã phát hành rất nhiều loại thẻ với những tín năng khác nhau, phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau. Các loại

thẻ này hầu như xuất hiện hoàn toàn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ,

bao gồm: thẻ ATM, thẻ ghi nợ nội địa Success, thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/MasterCard, thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa/MasterCard, thẻ liên kết sinh

viên, thẻ "Lập nghiệp",…

b) Tiền gửi tiết kiệm

Nhằm mục đích huy động được nguồn vốn nhàn rổi từ nhân dân để phục vụ

cho hoạt động của chi nhánh ngân hàng. NHNo & PTNT Việt Nam liên tục mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn củachi nhánh ngân hàng, mà đặc biệt là các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm từ nhân dân.

Thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi tiết kiệm từNHNo & PTNT Việt Nam,

chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ đã tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức cho từng nhóm khách hàng khác

nhau như: tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước toàn bộ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước định kỳ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ,

tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo

luỹ tiến của số dư tiền gửi, tiết kiệm gửi góp hàng tháng, tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá

USD, tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng, tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm theo giá vàng (Huy động hộ Trung ương), tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của NHNN, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút g ốc

linh hoạt, tiết kiệm học đường,…

c) Tài khoản và tiền gửi

Tương tự các sản phẩm huy động vốn khác, NHNo & PTNT Việt Nam huy động một lượng vốn lớn từ các hộ gia đình, hộ kinh doanh và các khách hàng cá nhân từ việc cung cấp các dịch vụ tài khoản và tiền gửi cho khách hàng, đây cũng

chính là các sản phẩm mang lại cho chi nhánh ngân hàng một lượng vốn lớn, mà đặc

biệt là chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ. Các dịch vụ tài khoản và tiền gửi

tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ bao gồm: gửi nhiều nơi - rút nhiều

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)