hành, kiểm tra, giám sát
Chất lượng dịch vụ không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào trình độ nhân viên, trìnhđộ công nghệ của chi nhánh ngân hàng mà còn phụ thuộc trìnhđộ quản lý, điều
hành, quá trình kiểm tra giám sát trong nội bộ chi nhánh ngân hàng. Muốn vậy, đội
ngũ các cán bộ của chi nhánh ngân hàng cũng phải thường xuyên được nâng cao và tập huấn cả về kiến thức lẫn kỹ năng lãnhđạo. Đồng thời phải thường xuyên rà soát lại quy trình nội bộ, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc hằng ngày của các
nhân viên, các quy trình hoạt động để kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, sai lầm
khách hàng và cả chi nhánh ngân hàng, giúp chi nhánh ngân hàng đi đúng theo chiến lược và mục tiêu đãđề ra.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, phát triển và ổn định nền kinh tế
huyện nhà. Bằng những nỗ lực và cải tiến phát triển của mình, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ đã không ngừng đề nghị với NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang
cung cấp ra hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, nhu
cầu của các cá nhân, doanh nghiệp trên huyện nhà… Tuy nhiên, quá trình phát triển
của nền kinh tế huyện nhà cùng với các chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện cho nhiều chi nhánh và các phòng giao dịch của các chi nhánh ngân hàng khác tăng cường đầu tư vào thị trường tài chính đầy tiềm năng này; trong số đó, có chi nhánh ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Đứng trước vấn đề này, đòi hỏi chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ không chỉ cố
gắng hoàn thiện các dịch vụ hiện có mà còn tiếp tục phát triển và nâng cao chất
lượng dịch vụ của chi nhánh ngân hàng mình theo các khung quy định, các chuẩn
mực của NHNo & PTNT Việt Nam. Điều này mới có thể đáp ứng được nhu cầu cho
khách hàng và duy trìđược khả năng cạnh tranh, phát triển của chi nhánh ngân hàng mình.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, đề tài đã làm sáng tỏ và có một số đóng góp như sau:
Một là, nêu ra một số cơ sở lý luận về NHTM như: khái niệm và phân loại hệ
thống NHTM ở Việt Nam, chức năng NHTM trong nền kinh tế, cùng với những khái
niệm về dịch vụ, các dịch vụ cơ bản và sự cần thiết của các dịch vụ chi nhánh ngân hàng. Song song đó, tác giả cònđưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ
chi nhánh ngân hàng cùng với các nhân tố ảnh hưởng đ ến chất lượng và sự phát triển
của dịch vụchi nhánh ngân hàng.
Hai là, tác giả đã nêu khái quát về một bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, cùng với các sản phẩm, các dịch vụ đang có tại
chi nhánh ngân hàng mình. Đồng thời, sử dụng bộ công cụ để đánh giá và so sánh chất lượng dịch vụ của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ với chi nhánh ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt huyện Long Mỹ để từ đó rút ra nh ững ưu nhược điểm và những thuận lợi cũng như khó khăn còn đang tồn tại ở chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Long Mỹ. Theo kết quả nhận định, những thuận lợi của chi
nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ so với các chi nhánh và các phòng giao dịch
của các chi nhánh ngân hàng khác là không bền vững. Khi huyện nhà đang vươn
mình từ một đô thị loại 4 để trở thành một thị xã, cùng với các chính sách ưu đãi để
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng mới. Nhận biết được tiềm năng
to lớn này, các chi nhánh ngân hàng khác tăng cường đầu tư và liên tục mở ra nhiều
chi nhánh, phòng giao dịch mới, rất có thể số lượng các chi nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch của các chi nhánh ngân hàng khác ngày càng được mở rộng khắp
các vùng thị trấn, các xã có tiềm năng lớn về kinh tế như:Thị trấn Trà Lồng, xã Long
Phú, xã Tân Phú…, cũng không loại trừ khả năng họ sẽ tạo ra những sự khác biệt
trong dịch vụ và chất lượng dịch vụ chi nhánh ngân hàng trên tính chuyên nghiệp và nền công nghệ hiện đại. Vì vậy, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ ngay từ
bây giờ phải có những biện pháp khắc phục các yếu điểm của mìnhđể nâng cao năng
lực cạnh tranh trong hiện tại và tương lai.
Ba là, trên cơ sở đánh giá, so sánh chất lượng dịch vụ của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ và chi nhánh ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt để tìm ra những hạn chế còn tồn tại tại ở chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để rút ngắn cũng như khắc phục những khoảng cách chất lượng dịch vụ cho chi nhánh ngân hàng mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đồng thời, kiến nghị với chính phủ, NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam một số giải
pháp hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động dịch vụ tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ cũng như các chi nhánh ngân hàng khác thuộc NHNo & PTNT Việt Nam.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị đối với chính phủ
Nhà nước với vai trò lãnhđạo và định hướng phát triển kinh tế xã hội chung
của đất nước. Do vậy, vấn đề quản lý vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế nói chung và hoạt động của các NHTM nói ri êng, mà đặc biệt là trong việc
phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ chi nhánh ngân hàng trong thời kỳ hội
nhập. Do vậy, Nhà nước cần có các biện pháp hữu hiệu hơn để giúp các NHTM phát
triển các dịch vụ ngày càng đa dạng với chất lượng tốt hơn, tạo di ện mạo mới cho
các NHTMở Việt Nam.
- Tạo môi trường kinh tế phát triển ổn định: Trong những năm vừa qua, hoạt động của nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất chi nhánh ngân hàng biến động mạnh, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn... Mặc dù chính phủ đã có những biện pháp để hạn chế tình trạng suy thoái n ền kinh tế nhưng nhìn chung theo dự báo của các chuyên gia, những khó khăn này sẽ còn tiếp
tục trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng không ít đến hoạt động của các NHTM. Vì vậy, chính phủ nên tăng cường các biện pháp ổn định và phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện cho các NHTM phát huy được thế mạnh của mình và hơn nữa, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.
- Tiếp tục phát triển hành lang pháp lý một cách hoàn chỉnh, phù hợp với thông
lệ quốc tế: Xu hướng phát triển dịch vụ chi nhánh ngân hàng ngày càng cao ở các
NHTM, vì vậy cũng không ngoại trừ khả năng xuất hiện các tội phạm công nghệ cao
gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các chi nhánh ngân hàng. Điều này
đòi hỏi Chính phủ phải bổ sung thêm vào các quy định đầy đủ và cụ thể hơn và bao
quát hết các loại tội phạm gây hại cho dịch vụ chi nhánh ngân hàng để ngăn chặn và có biện pháp xử lý phù hợp. Song song đó, Chính phủ cần có các biện pháp hiệu quả hơn để khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các công cụ thanh toán không
dùng tiền mặt để hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ chi nhánh ngân hàng và giúp đất nước ta tiến gần đến các nước tiên tiến trên thế giới. Mặt khác, Chính phủ nên giảm
thuế đối với các NHTM ở vùng sâu, vùng miền núi để khuyến khích các chi nhánh ngân hàng tăng cường đầu tư, hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ ở những
vùng này.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước: Nền kỹ thuật-công nghệ nước ta còn rất
khiêm tốn so với các nước trên thế giới, vì vậy Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình phát triển, nâng cao kỹ thuật - công nghệ trong nước, tiếp thu nền công nghệ hiện đại
trên thế giới, đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến, góp phần tích cực vào công tác công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện
cho việc phát triển các dịch vụchi nhánh ngân hàng.
- Sớm ban hành những chính sách để đẩy nhanh quá trình thanh toán không
dùng tiền mặt trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh ngân hàng phát triển các dịch vụ của mình.
6.2.2 Kiến nghị đối với NHNN
Để khắc phục một số yếu điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng
dịch vụ của các NHTM, một số kiến nghị với NHNN để tiếp tục và sớm thực hiện
các giải pháp sau:
- Tiếp tục và sớm ban hành những văn bản pháp luật để điều chỉnh các hành vi phát sinh mới trong quá trình phát triển: việc ban hành các văn bản pháp luật trong
thực tế còn diễn ra chậm và thường được ban hành sau khi những vấn đề mới đã phát sinh, thậm chí có những vấn đề đã phát sinh vẫn chưa được ban hành. Vì vậy, NHNN nên cố gắng khắc phục những vấn đề này.
- Chủ động tích cực và chuẩn bị sẵn sàng trong việc tham gia thị trường tài chính quốc tế trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế.
- Tiếp tục hoàn thiện và từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm
vụ của một NHNN nhằm nâng cao vai trò của mình trong nền kinh tế nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng.