Thứ nhất,cần đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm nâng cao nhận
thức, tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, nhất là đội ngũ thẩm phán, bởi vì nếu không có đội ngũ thẩm phán và các chức danh bổ trợ tư pháp tốt sẽ không thể có nền tư pháp tốt. Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc xây dựng đội ngũ thẩm phán và đội ngũ chức danh bổ trợ tư pháp tốt là yếu tố rất quan trọng, phải có đội ngũ cán bộ tòa án xuất sắc, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với nhiệm vụ bảo vệ công lý, thi hành pháp luật, mỗi cán bộ tòa án phải được rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp qua công tác thực tiễn, không dao động trước khó khăn thử thách, không bị mua chuộc vì những lợi ích vật chất, không ngừng phấn đấu học tập, nâng cao trình độ của bản thân, trong công tác luôn thượng tôn pháp luật. Như vậy, mới có thể xây dựng nền tư pháp vững mạnh, trong sạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ngành Tòa án phải tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, khẩn trương khắc phục sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng nguồn cán bộ, các chức danh trong hệ thống Tòa án, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong đào tạo, gắn kết công tác giảng dạy với thực tiễn xét xử; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xét xử, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án với các tổ chức, Tòa án quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới, hiện nay Học viện Tòa án đã được thành lập, đây sẽ là cơ sở giáo dục quan trọng, thực hiện chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, đào tạo nghề cho các chức danh của ngành.
99
qua công tác kiểm tra chuyên môn định kỳ hàng năm, hàng quý cần nâng cao hơn nữa kỹ năng, chất lượng kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp trên, tiến hành kiểm tra chuyên môn các loại án theo chuyên đề, cần chú trọng hơn nữa đối với tội phạm về môi trường, đặc biệt là tội hủy hoại rừng, thông qua đó chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tiến hành tố tụng, rút kinh nghiệm trong nội bộ của từng Tòa án cấp huyện, đưa vào các cuộc họp giao ban quý của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, báo cáo tình hình khắc phục và những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn để Tòa án cấp trên kịp thời có hướng dẫn, chỉ đạo để khắc phục những hạn chế, thiếu sót để không ngừng nâng cao chất lượng xét xử.
Cần có sự trao đổi với nhau về những khuyết điểm, hạn chế của các thẩm phán trong một Tòa, giữa các Tòa án khác nhau, có thể tham khảo, trao đổi thông tin, nội dung các kết luận kiểm tra chuyên môn của từng Tòa án cấp huyện cần được gửi cho các Tòa án khác để biết, qua đó nhận thấy những hạn chế, thiếu sót có thể hiện tại chưa mắc phải nhưng các Tòa án khác đã gặp vướng mắc và từ đó rút kinh nghiệm chung. Như vậy, sẽ tạo ra sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung và các quy định về tội hủy hoại rừng nói riêng, cần thống nhất về cách hiểu các quy định của pháp luật, điều kiện áp dụng là các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong việc quyết định hình phạt vừa đảm bảo được sự nghiêm minh của pháp luật nhưng vừa thể hiện được tính nhân đạo, khoan hồng của pháp luật xã hội chủ nghĩa, tránh được việc áp dụng pháp luật tùy tiện, cảm tính.
Ngoài ra, để thực hiện chủ trương quan điểm về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002; Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, Tòa án nhân dân tối cao cần triển khai, thực hiện và xây dựng hệ thống án lệ theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 phê
duyệt Đề án “phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao”. điều này sẽ góp phần
vào việc xét xử các vụ án về tội hủy hoại rừng được nghiêm minh, công bằng hơn, tạo được mặt bằng án trong công tác xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
100
Thứ ba, hiện nay một trong những cách tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật đến quần chúng nhân dân có hiệu quả nhất là tiến hành xét xử lưu động các vụ án hình sự, thông qua đó nhân dân sẽ thấy được hành vi nào là vi phạm pháp luật và sẽ bị trừng trị, nhưng thực tế số vụ án về tội hủy hoại rừng được Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử lưu động còn hạn chế so với các loại tội phạm khác như: Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; Hiếp dâm; Cướp tài sản v.v.
Do đó cần tăng cường hơn nữa công tác xét xử lưu động đối với loại tội phạm này trên toàn tỉnh Đắk Lắk, đồng thời răn đe những ai đang có ý định thực hiện hành vi phạm tội, qua đó góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức bảo vệ rừng của nhân dân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Thứ tư, Nhà nước cần có chế độ, chính sách để hạn chế tình trạng di dân tự
do, du canh, du cư nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, có kế hoạch, quy hoạch đất sản xuất hợp lý sử dụng vào mục đích sản suất nông, lâm ngư nghiệp, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định cuộc sống, tạo thu nhập cho người dân nhất là những đồng bào dân tộc vùng trung du, miền núi, nơi có rừng. Tăng cường công tác giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc được sát sao hơn, giảm áp lực cho cơ quan chuyên trách.
Trong những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn phá rừng. Tuy nhiên, do tác hại của phá rừng thường không diễn ra ngay nên người dân chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt không quan tâm đến cái hại lâu dài, các hình thức xử phạt và chế tài của pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các quyết định xử phạt, dẫn đến nhiều vụ việc chưa được xử lý triệt để, nên tính giáo dục và răn đe chưa được đề cao. Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất rừng và
101
thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi, cần có các chính sách hỗ trợ khác như: Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản v.v.
Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, cần xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận trên nền tảng cộng đồng, theo đó mọi người dân có thể tham gia vào hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp, tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng. Để thực hiện được cần có sự kết hợp giữa nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông, cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp với vai trò là bệ đỡ cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp cùng các ngành như khuyến nông, khuyến lâm, các tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân.
Chính quyền, các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất, hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động, ổn định cuộc sống.
Để thực hiện một cách có hiệu quả cần có những giải pháp thực hiện, cụ thể: Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý; các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý có hiệu quả đối với diện tích rừng được giao; lực lượng Kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp, kế hoạch bảo vệ rừng, duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả. Đối với các cấp chính quyền, ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng, các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng.
102
Thứ năm, phải đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật trong công tác bảo vệ rừng nhằm không ngừng nâng cao nhận thức để người dân tích cực, tự giác trong bảo vệ rừng.
Các ngành chức năng, nhất là những ngành tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi pháp luật và bảo vệ rừng như Kiểm lâm, Công an phải có chính sách phù hợp để nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ, cùng với tăng cường về biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng phải chú trọng những kỹ năng cơ bản khác như tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng về khuyến nông, khuyến lâm và các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ khác.
Nhà nước cũng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp để tạo sức hút, khuyến khích cán bộ, công chức gắn bó với địa phương, yêu ngành, yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ rừng.
Thứ sáu, tăng cường công tác phối hợp liên ngành có liên quan trong thanh
tra, giám sát công tác bảo vệ rừng của các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ rừng, cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để triển khai các hoạt động quản lý rừng, phát triển rừng và bảo vệ rừng. Gắn trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền trên địa bàn và đề cao trách nhiệm cá nhân trong bảo vệ rừng, tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng với phương châm phòng là chính.
Xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa phương, có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ rừng, nhưng cơ bản nhất vẫn phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng một cách bền vững có hiệu quả lâu dài và hạn chế, ngăn chặn được tình trạng hủy hoại rừng.
Tăng cường sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong giải quyết các vụ án hủy hoại rừng; đối với cơ quan điều tra cần tiến hành thu thập đầy đủ các chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm một cách khách quan, tỉ mỉ đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự ngay từ bước đầu, tránh những sai sót
103
trong việc thu thập chứng cứ không đầy đủ, không có cơ sở vững chắc để chứng minh tội phạm; Viện kiểm sát các cấp cần phát huy tốt hơn nữa vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đối với Tòa án là cơ quan tiến hành xét xử cần nghiên cữu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, xem xét, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ, căn cứ các quy định của pháp luật để tránh xét xử oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm, khi quyết định hình phạt cần đánh giá đúng tính chất mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội, thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật nhưng vẫn thể hiện được chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật hình sự.
104
Kết luận Chương 3
Hạn chế của hệ thống pháp luật là những kẽ hở pháp lý để những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, hoàn thiện hệ thống pháp luật là một yêu cầu cấp bách và mang tính chiến lược vì hệ thống pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý đất nước, pháp luật đóng vai trò là cán cân công lý của mỗi quốc gia, quá trình hoàn thiện pháp luật đòi hỏi phải trải qua quá trình nghiên cứu và soạn thảo kỹ lưỡng. Hiện nay các quy định của pháp luật liên quan đến tội hủy hoại rừng vẫn còn hạn chế, mặc dù đã có một số văn bản pháp luật như: Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, Quyết định chỉ đạo nhưng vẫn chưa điều chỉnh được một cách tốt nhất và đầy đủ đối với các hành vi hủy hoại rừng. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ thống pháp luật có khả năng điều chỉnh và giải quyết được một cách triệt để hành vi hủy hoại rừng, hệ thống pháp luật đó không chỉ là những quy định của pháp luật hình sự mà còn là những quy định của pháp luật chuyên ngành, trong đó luật hình sự đóng vai trò then chốt khi sử dụng những biện pháp pháp lý mạnh mẽ với chế tài về hình phạt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn nhưng đồng thời răn đe, trừng trị tội phạm để bảo vệ tài nguyên rừng.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có các quy định về phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là yếu tố cơ bản để tạo hành lang pháp lý cho quá trình đấu tranh phòng, chống và hạn chế sự phát triển của tội phạm đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của tài nguyên rừng, đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước.
Nhằm khắc phục được những hạn chế, thiếu sót của pháp luật điều chỉnh tội phạm hủy hoại rừng thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải có sự nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế của các quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng, đồng thời các kiến nghị và giải pháp cũng cần được quan tâm, xem xét, nghiên cứu để góp phần hoàn thiện cácquy định pháp luật một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả trong việc bảo vệ tài nguyên rừng trong tình trạng diễn biến của loại tội phạm này vẫn còn nhiều phức tạp.
105
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng quát về nội dung các quy định của Điều 189 BLHS, thực tiễn áp dụng pháp luật và hoạt động nghiệp vụ