Trong thực tiễn xét xử bên cạnh việc xác định tội danh thì việc quyết định hình phạt sao cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi tội phạm cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải xem xét, hình phạt không chỉ nhằm đạt được mục đích răn đe mà còn mang tính cải tạo, giáo dục người phạm tội, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Khi quyết định hình phạt Tòa án cần có sự cân nhắc, phán xét một cách hợp tình, hợp lý trên cơ sở và trong khuôn khổ pháp luật thì mới phát huy hết hiệu quả của hình phạt.
Công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thời gian gần đây đã có những thành quả, chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao, công tác tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được bảo đảm, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, thượng tôn pháp luật, thận trọng trong việc áp
74
dụng pháp luật, quyết định hình phạt nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, khách quan, vô tư và đa số các bản án sơ thẩm việc quyết định hình phạt là phù hợp, trong giai đoạn từ năm 2009 - 2014 không có trường hợp nào xét xử oan người vô tội.
Tuy nhiên, việc quyết định hình phạt vẫn còn một số hạn chế, tuy cùng là hoạt động trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhưng so với định tội danh thì quyết định hình phạt chiếm tỉ lệ sai sót nhiều hơn, điều này thể hiện qua số vụ án bị cấp
phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm về hình phạt (xem bảng 2.3.kết quả xét xử phúc thẩm
tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014).
Một số vụ án khi xét xử Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét một cách toàn diện, đầy đủ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, cân nhắc không đúng tính chất, mức độ, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội dẫn đến việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46, Điều 48 BLHS trong một số trường hợp chưa chính xác, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật dẫn đến một số vụ án quyết định hình phạt nhẹ chưa tương xứng, tính chất mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc bản án bản án sơ thẩm bị sửa về hình phạt.
Dưới đây người viết xin nêu một số vụ án điển hình mà Tòa án đã quyết định hình phạt chưa thật sự chính xác
Vụ án thứ nhất:
Vào đầu tháng 8 năm 2011, Lâm Văn Năm (sinh năm 1971, trú tại: Thôn 10, xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) đi làm thuê cho anh Lương Văn Tình nên có quen biết với Hà Văn Ơn (sinh năm 1981; tạm trú tại Thôn 6, xã Cư Mlan, huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk; dân tộc: Thái). Năm và Ơn đều không có đất sản xuất nên Năm rủ Ơn vào rừng chặt cây để lấy đất sản xuất và được Ơn đồng ý. Cả hai thống nhất cùng bỏ công sức ra làm sau đó chia đôi số đất khai phá, mỗi người một nửa. Ngày 04/8/2011, Ơn điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 48F4 - 0821 chở Năm vào khu vực rừng thuộc lô 7, khoảnh 8, tiểu khu 293 để chọn vị trí phát dọn lấy đất
75
rừng làm nương rẫy, sau khi chọn xong vị trí cả hai cùng nhau chuẩn bị những công cụ cần thiết cho việc chặt hạ cây rừng.
Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 07/8/2011, Ơn dùng xe mô tô chở Năm và mang theo 02 chiếc cưa xăng, 02 đèn pin vào rừng thuộc lô 7, khoảnh 8, tiểu khu 293 do Ủy ban nhân dân xã Cư Mlan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk quản lý, tại đây Năm và Ơn mỗi người dùng một cưa xăng để cắt hạ câyrừng, đến khoảng 22 giờ thì nghỉ. Tổng diện tích rừng bị chặt hạ là 7.700m2, các loại cây rừng bị chặt hạ thuộc các chủng loại: Chiu liu, Cà chít, Dầu và một số loại cây tạp (đường kính từ 5cm - 20cm), sau khi cả hai cất giấu cưa để đi về thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang.
Tại biên bản khám nghiệm hiện trường hồi 09 giờ 30 phút ngày 09/8/2011 của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Ea Súp xác định: Hiện trường xảy ra vụ án hủy hoại rừng tại lô 7, khoảnh 8, tiểu khu 293 do Ủy ban nhân dân xã Cư Mlan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk quản lý, rừng được quy hoạch là rừng sản xuất, diện tích rừng bị hủy hoại là 7.7000m2.
Tại biên bản kết luận giám định ngày 18/4/2012 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện Ea Súp kết luận: Rừng bị Lâm Văn Năm và Hà Văn Ơn cắt hạ là rừng sản xuất có diện tích 7.700m2, tổng giá trị thiệt hại là 32.330.427 đồng.
Bản án sơ thẩm số 31/2011/HSST ngày 14/12/2011 của Tòa án nhân dân huyện Ea Súp đã tuyên bố bị cáo Hà Văn Ơn phạm tội hủy hoại rừng và áp dụng khoản 1 Điều 189, điểm p khoản 1, 2 Điều 46, điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS là có căn cứ, đúng người đúng tội.
Quan điểm của người viết thống nhất với việc truy tố, xét xử các bị cáo về tội danh, điều luật áp dụng, hành vi của bị cáo Ơn là phù hợp và thoả mãn cácdấu hiệu cấu thành tội phạm của tội hủy hoại rừng. Qua diễn biến nội dung vụ án nêu trên có thể thấy Năm và Ơn có sự thống nhất thỏa thuận về việc thực hiện hành vi chặt hạ cây rừng một cách trái pháp luật để lấy đất sản xuất, hành vi dùng cưa xăng là hành vi có tính nguy hiểm đáng kể; thực tế hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại đã xảy ra tổng thiệt hại diện tích rừng về lâm sản là 32.330.427 đồng.
76
Bị cáo Ơn mặc dù là người có đầy đủ nhận thức, có năng lực, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng xuất phát từ mục đích tư lợi, muốn có đất sản xuất đã lựa chọn đêm tối nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng để thực hiện hành vi chặt hạ cây gỗ trên diện tích đất rừng sản xuất là 7.700m2. Tuy nhiên,xét mức hình phạt 06 tháng tù mà Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đối với bị cáo theo quan điểm của người viết thì mức hình phạt là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo bởi lẽ: Bị cáo Ơn chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, phạm tội với một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là xâm phạm tài sản của Nhà nước, nên tình tiết áp dụng đối với bị cáo là không đáng kể nhưng cấp sơ thẩm quyết định mức hình phạt là mức khởi điểm của hình phạt tù quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS là chưa nghiêm.
Vụ án thứ hai:
Theo hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Ea Kar, nội dung vụ án như sau:
Nguyễn Quang Thắng, sinh năm 1990; hộ khẩu thường trú: Thôn 6, xã Cư Prao, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk; Nguyễn Quang Hải, sinh năm 1989; hộ khẩu thường trú: Thôn 6C, xã Ea Păl, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Ngày 20/8/2012 Hải đến nhà Thắng, trong lúc ngồi chơi Thắng rủ Hải đi săn thú rừng. Đến khoảng 09 giờ cùng ngày, Thắng mang theo 01 súng Klíp tự chế và 01 đèn pin tự chế, khoảng 14 giờ cả hai đến khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện EaKar thấy có đám
cỏ tranh thì Thắng nói “mình đốt cỏ tranh để đi lại cho dễ”, sau đó Thắng và Hải
dùng bật lửa mỗi người đốt một chỗ, do gió lớn nên đám cháy lan rộng đến rừng trồng và rừng tự nhiên. Thắng và Hải sợ hãi nên đã bỏ chạy xuống gần bờ sông để trốn, đến khoảng 23 giờ cùng ngày Thắng và Hải bắn được 01 con chồn hương nặng khoảng 01 kg và cả hai cùng đi về và bị lực lượng tuần tra của Hạt kiểm lâm Ea Sô bắt giữ.
Tại kết luận giám định số 454/PC54 ngày 02/10/2012 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận khẩu súng KLíp không phải vũ khí quân dụng.
77
Ngày 21/8/2012 Hội đồng khám nghiệm của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Kar đã tiến hành khám nghiệm hiện trường xác định diện tích rừng bị thiệt hại là 11.342,2m2, rừng trồng năm 2007.
Ngày 22/8/2012, Chi cục kiểm lâm và Chi cục lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk giám định thiệt hại và kết luận: Diện tích rừng bị cháy là 11.342,2m2, thuộc lô 01, 02 thuộc khoảnh 01 của tiểu khu 634, do Ban quản lý dự án khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô quản lý, được quy hoạch là rừng đặc dụng; giá trị thiệt hại về rừng gồm: Chi phí đầu tư tạo rừng là 26.508.251 đồng; thiệt hại về môi trường là 132.541.225 đồng; tổng giá trị thiệt hại rừng trồng bị cháy là 159.049.506 đồng; tại bản kết luận định giá số 52 ngày 22/11/2012 của Hội đồng định giá tài sản huyện Ea Kar kết luận: Tổng giá trị thiệt hại rừng trồng bị cháy là 159.050.000 đồng.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 04/2013/HSST ngày 18/01/2013 của Tòa án nhân dân huyện Ea Kar đã tuyên các bị cáo Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Quang Hải phạm tội hủy hoại rừng; Áp dụng điểm b khoản 3 Điều 189, điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 47 BLHS để xử phạt Nguyễn Quang Thắng 04 năm 06 tháng tù; xử phạt Nguyễn Quang Hải 04 năm tù; ngoài ra bản án còn Quyết định về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, về án phí và tuyên quyền kháng cáo cho các bị cáo.
Qua nội dung vụ án và kết quả xét xử thì việc các bị cáo bị truy tố, xét xử về tội hủy hoại rừng với tình tiết định khung hình phạt là hủy hoại rừng đặc dụng được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 189 BLHS là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, sau khi xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án, thấy rằng: Các bị cáo bị lực lượng tuần tra của Hạt kiểm lâm Ea Sô bắt giữ về hành vi săn bắn thú rừng nhưng đã tự khai ra hành vi phạm tội hủy hoại rừng nhưng cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tự thú theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS là thiếu sót và bất lợi cho các bị cáo và các bị cáo không có mục đích hủy hoại rừng hoặc mong muốn hậu quả cháy rừng xảy ra, hậu quả cháy rừng là ngoài ý muốn của các bị cáo, các bị cáo đã bồi thường để khắc phục một phần hậu quả, thành khẩn khai báo, ăn ăn hối cải.
78
Các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tại bản án hình sự phúc thẩm số 101/2013/HSPT ngày 28/3/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk nhận định:Cấp sơ thẩm thiếu sót trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, mức hình phạt có phần nghiêm khắc nên chấp nhận một phần kháng cáo, áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ người phạm tội tự thú được quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46, Điều 47 BLHS để giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo, xử phạt Nguyễn Quang Thắng 03 năm 09 tháng tù; xử phạt Nguyễn Quang Hải 03 năm 03 tháng tù, việc sửa bản án sơ thẩm áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ và mức hình phạt như trên là phù hợp.
Vụ án thứ ba:
Y Lin Bkrông, sinh năm 1993; trú tại: Buôn Chua, xã Ea Mdroh, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk. Y Lin bị truy tố, xét xử về hành vi phạm tội như sau:
Trong các ngày từ 07/8/2012 đến 09/8/2012, Y Lin đã dùng cưa xăng đi vào khoảnh 7 tiểu khu 445 thuộc phạm vi quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn, để cắt hạ cây rừng nhằm lấy đất để canh tác nhưng bị lực lượng cán bộ Ban quản lý rừng phát hiện, lập biên bản vi phạm. Qua công tác khám nghiệm hiện trường xác định diện tích rừng bị cưa hạ là rừng sản xuất, số cây bị cắt hạ là 204 cây; diện tích bị chặt phá là 17.000m2; thiệt hại về lâm sản là 17.265m3 gỗ tròn, trị giá 25.798.380 đồng; thiệt hại về môi trường là 77.395.140 đồng, tổng giá trị thiệt hại là 103.193.520 đồng.
Bản cáo trạng số 47/2012/KSĐT-HS ngày 05/11/2012 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Buôn Đôn đã truy tố bị cáo về tội hủy hoại rừng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 BLHS là hủy hoại diện tích rừng rất lớn. Khi xét xử cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là phạm tội do lạc hậu; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo là người dân tộc thiểu số, nhận thức pháp luật có phần hạn chế, gia đình thuộc hộ nghèo được quy định tại khoản 1, 2 Điều 46 BLHS, đồng thời áp dụng Điều 47, khoản 1, 2 Điều 60 BLHS, xử phạt bị cáo Y Lin Bkrông 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội hủy hoại rừng được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 BLHS là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy
79
nhiên việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là phạm tội do lạc hậu, quan điểm người viết là không thỏa đáng vì tại bản tự khai, biên bản hỏi cung và tại phiên tòa, bị cáo thừa nhận khi thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi dùng cưa, dao để cắt hạ cây rừng trong khu vực rừng phòng hộ là trái pháp luật, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, mong muốn mở rộng đất sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tạo thu nhập để nuôi con ăn học nên bị cáo đã bất chấp hậu quả để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết phạm tội do lạc hậu là không thỏa đáng. Hộ gia đình bị cáo thuộc diện khó khăn, có sổ hộ nghèo, nên trong trường hợp này theo quan điểm người viết cấp sơ thẩm cần áp dụng tình tiết giảm nhẹ là phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 46 BLHS thì sẽ hợp lý, thỏa đáng hơn.
Vụ án thứ tư:
Theo bản cáo trạng và bản án hình sự sơ thẩm số 10/2013/HSST ngày 07/5/2013 của Tòa án nhân dân huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk thì Y Tai Niê (Ma Huôn), sinh năm 1976; hộ khẩu thường trú: Buôn Pa, xã Cư Prao, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện hành vi phạm tội như sau:
Trong quá trình làm rẫy và đo đất trồng cây keo, Y Tai phát hiện rừng trong khu vực giáp ranh giữa xã Cư Prao, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk và xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên có nhiều cây gỗ có thể khai thác để làm nhà, Y Tai đã thuê Đinh Văn Đệ dùng máy múc để làm đường đi rẫy, đào ao, làm ruộng lúa nhưng thực tế là để mở đường, khai thác gỗ trái phép. Y Tai đã thuê người cưa hạ cây rừng, cắt thành từng lóng có chiều dài từ 0,3m - 3,5m, đến ngày 19/7/2012, trong khi san ủi đất mở đường Đệ phát hiện càng san ủi thì càng đi sâu vào rừng già, nên mới biết Y Tai nói dối về mục đích thuê máy múc để mở đường vào rẫy mà thực tế là để khai thác rừng trái phép nên đã tìm cách bỏ về và để lại máy múc tại hiện trường. Ngày 24/7/2012, cán bộ quản lý rừng Hòn Đen, huyện Sông Hinh phát hiện có xe máy múc và xe độ chế để vận chuyển gỗ nên đã tiến hành lập biên bản vụ việc.
80
Khám nghiện hiện trường thể hiện: Bề mặt rừng bị phá rộng 5,5m, dài