thác và bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 175 BLHS
Khoản 1 Điều 175 BLHS quy định:
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật này.
a/ Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật này [19].
Theo quy định nêu trên, thì khách thể của tội phạm này là xâm phạm những quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, so với khách thể của loại tội phạm hủy hoại rừng thì khách thể của tội phạm được quy định tại Điều 175 BLHS là rộng hơn và bao hàm những hành vi không cấu thành tội hủy hoại rừng.
23
Về mặt khách quan của tội phạm được mô tả trong quy định của điều luật này là việc chủ thể của tội phạm thực hiện một trong các hành vi như: Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng nếu không thuộc trường hợp được cho là hủy hoại rừng được quy định tại Điều 189 BLHS. Như vậy, những hành vi khai thác trái phép cây rừng là những hành vi khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó phải được cấp giấy phép và điều kiện là giấy phép còn trong thời hạn được phép khai thác cây rừng.
Ngoài ra, diện tích rừng ở mỗi vị trí, mỗi tiểu khu hay một khu vực nhất định đều có những vai trò riêng, nên việc cơ quan Nhà nước quyết định cấp phép cho một chủ thể được khai thác cây rừng phải tuân thủ và thực hiện việc khai thác tại khu vực được cho phép, mọi hành vi khai thác vượt quá phạm vi khu vực được cho phép là vi phạm pháp luật.
Trong quá trình phát triển của cây rừng đối với rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì việc xác định diện tích cây rừng nào đủ điều kiện khai thác hay phải chặt bỏ đều phải tuân thủ theo một trình tự thủ tục nhất định từ việc khảo sát, đánh giá tính chất, khả năng phát triển và tác dụng của một diện tích rừng hay một số loại cây rừng nhất định. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS thì hành vi khai thác cây rừng trái phép ngoài hai trường hợp nêu trên còn xác định việc khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp phải có dấu búa bài cây (bài chặt).
Ngoài phạm vi được cho phép khai thác thì số lượng cây rừng được phép khai thác cũng là một điều kiện bắt buộc mà chủ thể được phép khai thác phải tuân thủ, nếu khai thác vượt quá số lượng được phép khai thác thì phải chịu trách nhiệm hay hậu quả pháp lý đối với phần vượt quá số lượng được cho phép khai thác.
Ngoài những hành vi nêu trên thì theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS còn quy định các hành vi khác vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng, những hành vi khác được quy định là những hành vi thỏa mãn những điều kiện nhất
24
định và ngoài hành vi khai thác rừng trái phép đã nêu trên thì các hành vi sau được coi là hành vi khác:
Trường hợp khai thác trái phép rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, những hành vi xâm phạm đối với loại rừng thuộc trường hợp nêu trên thì được xử lý và phân biệt thành hai trường hợp:
Thứ nhất, trong trường hợp do chủ rừng khai thác trái phép thì bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 175 BLHS.
Thứ hai, trong trường hợp chủ thể thực hiện các hành vi khai thác rừng trái
phép không phải chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật tương
ứng được quy định tại chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS.
Ngoài các nhóm hành vi nêu trên thì khách thể của tội phạm quy định tại Điều 175 BLHS còn thể hiện và bao gồm các hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái
phép không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 BLHS là Tội buôn lậu, Điều 154 là tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm được quy định tại
Chương XVI về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Những hành vi được cho là vận chuyển, buôn bán trái phép là những hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực v.v. Thêm vào đó nếu người nào có hành vi vận chuyển buôn bán gỗ qua biên giới thì tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu được quy định tại Điều 153 BLHS.
Xét trên phương diện, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này, trong Điều 175 cũng quy định các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, điều này có sự tương đồng so với quy định tại Điều 189 BLHS. Tuy nhiên, về tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng ở Điều 175 BLHS thì
25
đối tượng bị xâm phạm là cây rừng với đơn vị tính thiệt hại là m3 số lượng gỗ bị khai thác trái phép còn đối với đối tượng bị xâm phạm về tội hủy hoại rừng được xác định là diện tích rừng bị hủy hoại (tính bằng m2).
Xét về ý chí chủ quan của tội phạm được quy định tại Điều 175 BLHS được thực hiện bởi lỗi cố ý nhưng hạn hẹp hơn so với ý chí chủ quan của tội hủy hoại rừng vì động cơ, mục đích của tội hủy hoại rừng đa dạng hơn;
Về chủ thể thực hiện tội phạm: Phải là người có đủ độ tuổi nhất định và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự;
Về hình phạt quy định tại Điều 189 BLHS, nhận thấy mức hình phạt là cao hơn từ mức xử phạt tiền đến hình phạt tù và các hình phạt bổ sung.
Điều 30 BLHS quy định phạt tiền có thể được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do BLHS quy định. Mức hình phạt thấp nhất được quy định tại khoản 1 Điều 175 là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng và mức phạt này thấp hơn so với quy định về phạt tiền được quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS là từ mười triệu đến một trăm triệu đồng. Như vậy có thể thấy mức phạt tiền là khác nhau và điều đó thể hiện tính chất nguy hiểm cao hơn của các hành vi hủy hoại rừng so với những hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Phạt tiền trong quy định tại Điều 175 và Điều 189 BLHS là hình phạt chính được quy định tại khoản 1 tương ứng của điều luật. Tuy nhiên cũng có thể được áp dụng là hình phạt bổ sung, khoản 3 Điều 175 BLHS mức phạt tiền là từ năm triệu đến hai mươi triệu đồng, việc áp dụng đối với những hành vi cụ thể được hướng dẫn tại mục 1 phần IV của TTLT số 19 quy định về các hành vi khai thác trái phép cây rừng hay thực hiện các hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng [1]. Ngoài ra tại mục 12 công văn số 16/1999/KHXX ngày 01 tháng 02 năm 1999 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng đã hướng dẫn các trường hợp cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả như đốt nương làm rẫy, đốt lửa sửa ấm trong rừng v.v. làm cháy rừng, gây hậu quả nghiêm trọng [28].
26
Khoản 4 Điều 189 BLHS quy định với mức phạt tiền cũng là hình phạt bổ sung với mức phạt từ năm triệu đến một trăm triệu đồng, mức phạt này là cao hơn so với quy định tại khoản 3 Điều 175 BLHS, sự khác nhau thể hiện sự phân hóa tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi của người phạm tội gây ra.
Tại khoản 1 Điều 175 và khoản 1 Điều 189 BLHS, đều quy định hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 31), hình phạt cải tạo không giam giữ được ấn định từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng theo quy định của BLHS, khi chủ thể có đủ các điều kiện như: Có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội nhưng vẫn đảm bảo tác dụng răn đe, giáo dục, đấu tranh phòng ngừa tội phạm, căn cứ vào tính chất mức độ của hành vi trên thực tiễn, hình phạt này áp dụng có phần hạn chế hơn so với hình phạt tù.
Hình phạt tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành phạt tại trại giam một thời hạn nhất định, tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm (Điều 33 BLHS), hay nói cách khác hình phạt tù chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu và họ sẽ bị hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền công dân trong thời gian chấp hành hình phạt tù. Mức hình phạt được đưa ra trên cơ sở quyết định hình phạt thông qua công tác đánh giá đúng bản chất, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ, hậu quả mà một tội phạm xảy ra, việc áp dụng hình phạt tù đối với hai tội phạm được quy định tại Điều 175 và Điều 189 BLHS cũng không là ngoại lệ nhưng khung hình phạt là khác nhau, mức hình phạt tù thấp nhất được áp dụng trong tộivi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là ba tháng, mức cao nhất là mười năm, như vậy dễ nhận thấy mức hình phạt và khung hình phạt của Điều 175 BLHS thấp hơn trong khi mức hình phạt tù thấp nhất được quy định tại Điều 189 là sáu tháng và cao nhất là mười lăm năm, trên cơ sở đánh giá khung hình phạt có thể nhận thấy mức hình phạt đối với những hành vi hủy hoại rừng là cao hơn.
27