Phân biệt tội hủy hoại rừng với tộivi phạm cácquy định về quản lý

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 34)

rừng theo quy định tại Điều 176 BLHS

Khoản 1 Điều 176 BLHS quy định:

1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật [19]. Chủ thể thực hiện tội phạm quy định ở đây kèm theo một điều kiện bắt buộc

phải có đó là chức vụ quyền hạn, hay nói cách khác người thực hiện tội phạm cũng

như người thực hiện tội hủy hoại rừng ở một góc độ nhất định đều cùng tác động vào một khách thể là rừng nhưng vị thế khi thực hiện tội phạm lại là người có chức vụ, quyền hạn, có nghĩa là được Nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng song vì một mục đích hay nhiều mục đích hoặc động cơ khác nhau đã cố tình làm sai, vi phạm các quy định về quản lý rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng khi thực hiện một trong các hành vi được liệt kê trong điều luật, các yếu tố cấu thành tội phạm này có điều kiện cần nhưng không bắt buộc là đã bị kỷ luật, một người mặc dù đã thực hiện một trong hành vi được liệt kê tại khoản 1 Điều 176 BLHS nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thay vào đó là bị xử lý kỷ luật theo quy định nhưng vẫn tái diễn những hành vi này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt được quy định gồm hai loại hình phạt là cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm.

Cấu thành tội phạm là khác nhau vì những dấu hiệu cơ bản của tội danh này cũng là một tình tiết tăng nặng định khung hình phạt được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 189 BLHS, trên thực tế người phạm tội trong nhiều trường hợp đều có

28

đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và thuộc các tình tiết định khung tăng nặng được quy định cụ thể tại khoản 2 của điều luật là phạm tội thuộc trường hợp có tổ chức.

Còn phạm tội thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần là tình tiết được quy định trong tội hủy hoại rừng mà nét tương đồng ở đây là đều gây hậu quả nghiêm trọng thì khung hình phạt là từ hai năm đến bảy năm nhưng trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 3 Điều 176 BLHS thì mức hình phạt là từ năm năm đến mười hai năm, mức hình phạt cao nhất của điều luật song vẫn thấp hơn so với mức cao nhất của hình phạt tù được quy định tại Điều 189 BLHS.

Điều khác biệt dễ nhận thấy về hình phạt quy định tại khoản 4 của Điều 176 BLHS với khoản 4 Điều 189 BLHS đó là do đặc trưng của chủ thể thực hiện tội phạm phải là người có chức vụ quyền hạn nên ngoài các hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn, thì người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ (khoản 4 Điều 176), nhưng tại khoản 4 Điều 189 BLHS ngoài việc người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Có thể thấy, Điều 189 BLHS quy định mức hình phạt cao hơn, chủ thể phạm tội rộng hơn và các chế tài khác cũng mở rộng hơn nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)