Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng các

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 90)

Từ thực tiễn và kết quả xét xử những vụ án hủy hoại rừng qua hai cấp xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, thì đối tượng bị tác động của tội phạm khá đa dạng gồm các chủ yếu là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, quá trình xét xử những vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm có thể nhận thấy đó là: Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong thu thập tài liệu, chứng cứ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện đầy đủ, sai sót trong việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường với biên bản giám định, biên bản định giá tài sản; Hội đồng định giá tài sản không đúng thành phần .v.v dẫn đến chứng cứ yếu, không đủ căn cứ để xét xử hay đánh giá đúng bản chất nội dung vụ án cũng như đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, không đủ cơ sở vững chắc để quyết định hình phạt.

Quá trình xét xử tại cấp sơ thẩm còn thiếu sót, sai lầm trong áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa thống nhất, thể hiện nhiều cách hiểu khác nhau không thống nhất trong áp

84

dụng pháp luật, điều này ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt, thể hiện việc đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, toàn diện, còn chủ quan, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, nhiều bản án sơ thẩm đã bị hủy để trả hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm điều tra lại, nhằm thu thập một cách đầy đủ, toàn diện các chứng cứ liên quan để làm sáng tỏ nội dung vụ án, tránh việc xét xử oan, sai. Đồng thời cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đạt được mục đích răn đe, đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến người dân. Bên cạnh đó, có nhiều vụ án đã bị cấp phúc thẩm cải sửa về áp dụng pháp luật cũng như mức hình phạt, từ những tồn tại, thiếu sót đó có thể thấy những nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất, những vụ án hủy hoại rừng thường diễn biến trong một thời gian

ngắn, hành vi của người phạm tội hầu hết là lén lút, thậm chí có nhiều vụ hành vi tội phạm được thực hiện vào ban đêm, diện tích rừng rộng, dàn trải, lực lượng quản lý rừng mỏng, thiếu so với yêu cầu của công tác tuần tra và bảo vệ rừng, nhiều vụ án sau khi phát hiện hành vi phạm tội đã được lập biên bản vi phạm, song công tác tổ chức khám nghiệm hiện trường, tiến hành giám định, định giá trong tố tụng hình sự diễn ra sau đó lại kéo dài, hiện trường ít nhiều bị xáo trộn, dẫn đến việc thu thập chứng cứ có nhiều mâu thuẫn về diện tích, vị trí rừng bị hủy hoại thể hiện trong các biên bản, tài liệu, chứng cứ được thu thập là khác nhau và không đủ căn cứ vững chắc cho việc xét xử nên đã bị cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Thứ hai, xuất phát từ bản thân người tiến hành tố tụng của cấp sơ thẩm đã thể

hiện ý chí chủ quan trong việc thu thập, tài liệu, chứng cứ của vụ án không toàn diện đầy đủ, thậm chí cẩu thả trong việc lập biên bản vi phạm, biên bản khám nghiệm hiện trường, thành lập Hội đồng định giá không đúng thành phần theo quy định pháp luật. Trong công tác thụ lý, giải quyết án hủy hoại rừng chưa triệt để, nghiên cứu hồ sơ không kỹ càng, toàn diện có nhiều sai sót về tố tụng trong việc thu thập chứng cứ, nếu nghiên cữu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án có thể phát hiện ngay và trên cơ sở xem xét quy định của pháp luật tố tụng hình sự để trả hồ sơ điều tra bổ sung sẽ góp phần hạn chế, khắc phục những thiếu sót cơ bản để có căn cứ xét xử, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

85

Thứ ba, quyết định hình phạt trong một số vụ án chưa thật sự công bằng,

trong quá trình xét xử một số vụ án còn quá nghiêm khắc chưa thể hiện tính chất khoan hồng, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, một số vụ án lại quyết định hình phạt nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ, nguy hiểm của hành vi phạm tội, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, điều đó phản ánh năng lực, trình độ, trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác xét xử vẫn còn hạn chế.

Trong tình hình diễn biến loại tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, số bị cáo, hành vi hủy hoại rừng đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm suy kiệt nguồn tài nguyên rừng đặc biệt là các khu rừng như Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện EaKar, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Vườn quốc gia Giooc Đôn, thì việc tồn tại những hạn chế trong việc điều tra, thu thập chứng cứ thiếu căn cứ, không vững chắc, sự chủ quan trong công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, quyết định hình phạt chưa tương xứng với hành vi phạm tội đòi hỏi cần có những giải pháp để hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hủy hoại rừng.

86

Kết luận Chương 2

Điều 189 BLHS là cơ sở pháp lý của pháp luật hình sự quy định về tội hủy hoại rừng tại Việt Nam, điều luật quy định về dấu hiệu pháp lý, hành vi bị coi là hủy hoại rừng theo quy định của pháp luật cùng với các hình phạt cụ thể áp dụng đối với chủ thể phạm tội. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ án hủy hoại rừng, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng được quy định là cơ sở để phân biệt tội này với các tội phạm khác trong BLHS mà có một số dấu hiệu tương đồng, nhằm đạt mục đích khi áp dụng pháp luật xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh nhầm lẫn hoặc áp dụng pháp luật không thống nhất.

Qua phân tích thực tiễn áp dụng quy định Điều 189 BLHS cũng như thực trạng xét xử tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thấy rằng: Mặc dù công tác xét xử đã đạt nhiều kết quả, không xảy ra tình trạng xét xử oan người vô tội, áp dụng đúng pháp luật nhưng việc xét xử tội hủy hoại rừng còn một số hạn chế, thiếu sót do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong tình hình tài nguyên rừng đang ngày càng suy giảm do tác động của con người, việc hoạt động xét xử, tuyên truyền, đấu tranh, phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng còn thiếu sót, hạn chế là kẽ hở dẫn đến những hậu quả khó lường, cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật liên quan để xây dựng hoàn thiện được khung cơ sở pháp lý cho tội hủy hoại rừng, tạo niềm tin cho nhân dân thì nhu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự nói chung và hoàn thiện quy định của pháp luật về tội hủy hoại rừng nói riêng là vấn đề cấp bách, cần thiết đặt ra trong tình hình tài nguyên rừng có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

87

Chương 3

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI

HỦY HOẠI RỪNG

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)