Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 27)

Đến năm 1999, nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển tích cực, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh, nhu cầu sử dụng đất rừng, tài nguyên rừng vào sản xuất, phát triển kinh tế và phục vụ cho sinh hoạt của người dân tăng cao đột biến, kéo theo tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp, tài nguyên rừng đặc biệt là rừng tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng và có nguy cơ bị thu hẹp trên bản đồ lâm nghiệp Việt Nam. Từ thực tiễn đó Đảng và Nhà nước đã đánh giá đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự sống còn của con người và sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội nên đã quyết tâm bảo vệ tài nguyên rừng bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp sử dụng pháp luật hình sự được đặc biệt chú trọng. Chính vì lẽ đó, trong lần sửa đổi bổ sung BLHS năm 1999, Nhà nước đã có sự quan tâm sửa đổi bổ sung các điều luật liên quan trong lĩnh vực tài nguyên rừng. Từ chỗ chỉ có một điều luật quy định liên quan đến tài nguyên rừng (Điều 181 BLHS năm 1985) thì BLHS năm 1999 quy định lên sáu điều luật, cụ thể: Điều 175 quy định: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 176); tội hủy hoại rừng (Điều 189); tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quí hiếm (Điều 190); tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191); tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy (Điều 240) [11].

21

Việc quy định các điều luật cụ thể nêu trên không chỉ thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, mà còn thể hiện tính khoa học và tiến bộ trong quy trình lập pháp, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Đối với hành vi vô ý làm cháy rừng, tuy BLHS năm 1999 không quy định là

một điều luật độc lập, song hành vi đó được nhà làm luật gộp chung vào hành vi “vi

phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.

Trong thực tiễn áp dụng các điều luật nêu trên vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng, Nhà nước ta nhận thấy loại tội phạm trong lĩnh vực này diễn biến khá phức tạp theo chiều hướng xấu, tình hình tài nguyên rừng bị tàn phá, hủy hoại ngày càng nghiêm trọng, trong khi đó nếu chỉ căn cứ vào các điều luật quy định trong BLHS năm 1999 thì khó có thể vận dụng để xử lý từng hành vi cụ thể.

Trước tình hình đó, Nhà nước ta chủ trương ban hành TTLT số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT- BTP - BCA - VKSNDTC - TANDTC ngày 08 tháng 3 năm 2007 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Đến năm 2009, sau mười năm thi hành BLHS năm 1999, tuy tình hình kinh tế, xã hội đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực, song Nhà nước ta nhận thấy: Tuy các quy định của BLHS năm 1999 liên quan trong lĩnh vực tài nguyên rừng đã phát huy được tác dụng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhưng có một số vấn đề cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Cụ thể như hành vi nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép các bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật hoang dã, quí hiếm theo quy định của Nhà nước, trước đây không được

22

quy định là tội phạm, thì trong lần sửa đổi năm 2009 các hành vi này được quy định là hành vi phạm tội (Điều 190 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009). Mặt khác, về chế tài trong điều luật nêu trên cũng có sự điều chỉnh theo hướng tăng nặng

khung hình phạt tiền lên gấp 10 lần “…Phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm

trăm triệu đồng…” và tại khoản 3 điều 190 BLHS được điều chỉnh theo hướng tăng

quy định mức phạt tiền lên gấp 5 lần so với quy định của điều luật tương ứng trước

đó “…Có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng…”; Nhà

nước bổ sung một số quy định tại điều 190 BLHS; cụ thể là bổ sung tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài động vật nguy cấp, quí, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Các điều luật còn lại liên quan đến tài nguyên rừng được giữ nguyên không có sự điều chỉnh cả về nội dung và khung hình phạt.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)