Hạn chế thiếu sót khi xét xử trong trường hợp có tình tiết định khung

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 65)

khung hình phạt

59

thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt của những tội cụ thể trong BLHS, do tính đa dạng của tội phạm, bên cạnh cấu thành tội phạm cơ bản (của một loại tội), pháp luật còn quy định thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có tínhnguy hiểm cho xã hội cao hoặc thấp với những khung hình phạt nặng hoặc nhẹ khác nhau so với khung hình phạt của cấu thành cơ bản, những dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu (yếu tố) định khung hình phạt. Khi các tình tiết của tội phạm không những thoả mãn dấu hiệu định tội mà còn thoả mãn dấu hiệu có thêm trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc tăng nặng sẽ cho phép chuyển khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội từ khung hình phạt của cấu thành tội phạm cơ bản sang khung hình phạt của cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc cấu thành tội phạm tăngnặng [13].Từ cơ sở lý luận nêu trên thì theo quy định của Điều 189 BLHS hiện hành thì ngoài khoản 1 quy định về các cấu thành cơ bản của tội hủy hoại rừng thì tại khoản 2, khoản 3 của điều luật quy định chi tiết cụ thể về các tình tiết định khung hình phạt.

Trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đối với tội phạm hủy hoại rừng mặc dù đã đạt nhiều kết quả, việc xét xử không để xảy ra oan, sai, việc định tội danh, quyết định hình phạt là có căn cứ, tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tình trạng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa chính xác và có các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến bản án bị sửa về áp dụng pháp luật hoặc bản án bị hủy:

Vụ án thứ nhất:

Lục Văn Bộ (sinh năm 03/10/1966; hộ khẩu thường trú: Thôn 20, xã Ea Mroh, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk; dân tộc: Nùng); Triệu Dào Lìn (sinh năm 1969; hộ khẩu thường trú: Thôn Hiệp Đoàn, xã Quảng Hiệp, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk; dân tộc: Dao), bị truy tố, xét xử về hành vi phạm tội như sau:

Khoảng tháng 02/2011, Bộ và Lìn rủ nhau đến xã EaTir, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk mua đất để làm nương rẫy thì gặp vợ chồng ông Hoàng Văn Hanh và bà Đàm Thị Đào (trú tại: Thôn 4, xã EaTir, huyện EaHleo, tỉnh Đắk Lắk). Bộ, Lìn nhận sang nhượng của ông Hanh, bà Đào được 02 ha đất, sau đó Bộ, Lìn đã bàn bạc

60

với nhau về việc mở rộng thêm diện tích. Ngày 27/9/2011 mỗi người mang theo một con dao, 01 cưa xăng đến lô 4, khoảnh 9, tiểu khu 122 tại xã EaTir, do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Thuần Mẫn quản lý, Bộ và Lìn đã dùng dao chặt phá những cây nhỏ và dùng cưa hạ những cây gỗ to. Bộ, Lìn đã chặt phá, cưa hạ cây rừng từ ngày 27/9/2011 đến ngày 30/9/2011, trong khi Bộ và Lìn đang dùng cưa lốc cắt hạ cây rừng thì bị cán bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Thuần Mẫn bắt quả tang, thu giữ tang vật.

Tại biên bản khám nghiệm hiện trường do Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện EaH’leo lập ngày 03/10/2011 xác định: Diện tích rừng bị chặt, hủy hoại là 11.300m2; các loại cây bị chặt, cưa hạ gồm: Cây bằng lăng, cây Chiu liu và cây gỗ tạp, cây lớn nhất có đường kính 70cm, nhỏ nhất có đường kính 10cm.

Tại kết luận giám định ngày 24/10/2011 của Chi cục kiểm lâm và Chi cục lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk kết luận: Rừng bị chặt phá có kiểu trạng thái rừng là rừng nghèo, được quy hoạch là rừng sản xuất, thuộc lô 4, khoảnh 9, tiểu khu 122 xã EaTir, thuộc quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Thuần Mẫn. Diện tích bị chặt phá trái phép là 11.300m2, giá trị thiệt hại về lâm sản là 7.092.082 đồng; thiệt hại về môi trường là 21.278.406 đồng; thiệt hại về rừng là 28.371.208 đồng.

Căn cứ quy định tại điểm a tiểu mục 3.5 mục 3 phần IV của TTLT số 19 hướng dẫn về tội hủy hoại rừng đã quy định một số tình tiết định khung hình phạt tại khoản 2 Điều 189 BLHS:

a) “Hủy hoại diện tích rừng rất lớn” là trường hợp hủy hoại rừng sản xuất

với diện tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính; [1]

Tại điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định:

61

Qua vụ án có thể thấy hành vi chặt hạ cây rừng của Bộ và Lìn, hủy hoại diện tích rừng 11.300m2 đã thỏa mãn cấu thành tình tiết định khung hình phạt là hủy hoại diện tích rừng rất lớn được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 BLHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 73/2012/HSST ngày 26/7/2012, của Tòa án nhân dân huyện EaH’leo đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tự nguyện bồi thường khắc phục một phần thiệt hại, phạm tội do lạc hậu, là người dân tộc thiểu số, nhận thức về pháp luật có phần hạn chế được quy định tại điểm b, k khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS, đồng thời áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật đối với hai bị cáo Bộ và Lìn để xử phạt mỗi bị cáo 01 năm 06 tháng tù. Mức hình phạt là có căn cứ, đúng pháp luật và bản án phúc thẩm số 05/2013/HSPT ngày 03/01/2013 đã Quyết định không chấp nhận yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của hai bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần hình phạt đối với hai bị cáo.

Ngoài ra, cấp phúc thẩm nhận định Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là phạm tội do lạc hậu là không đúng, bởi lẽ: Riêng đối với bị cáo Bộ học hết lớp 7/10, hai bị cáo trong quá trình phạm tội đều thừa nhận rằng các bị cáo trước khi phạm tội đều ý thức được việc chặt phá, cưa hạ cây rừng trái phép là sai nhưng vì muốn mở rộng diện tích đất sản xuất nên đã bất chấp hậu quả thực hiện hành vi phạm tội, hoàn cảnh các bị cáo rất khó khăn có sổ hộ nghèo, nên cần áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các bị cáo phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do tự mình gây rađược quy định tại điểm e khoản 1 Điều 46 BLHS là phù hợp. Mặt khác các bị cáo mặc dù có sổ hộ nghèo nhưng cấp sơ thẩm vẫn buộc các bị cáo phải nộp các khoản tiền án phí là không đúng nên cần sửa về việc áp dụng pháp luật là áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 46 BLHS thay cho tình tiết phạm tội do lạc hậu, miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm và án phí hình sự phúc thẩm cho hai bị cáo.

Trong vụ án này, quan điểm của người viết hoàn toàn đồng ý với nhận định, đánh giá và Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm, bởi lẽ Tòa án cấp sơ thẩm trong

62

quá trình xét xử chưa đánh giá, nhận định một cách toàn diện các tài liệu chứng cứ lưu hồ sơ vụ án, dẫn đến áp dụng chưa chính xác các tình tiết giảm nhẹ làm ảnh hưởng đến tình nghiêm minh của pháp luật và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bị cáo.

Vụ án thứ hai:

Tô Văn Binh (sinh năm 1980; hộ khẩu thường trú: thôn 4, xã CưMlan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk); Tô Văn Khí (sinh năm 1989; hộ khẩu thường trú: thôn 21, xã EaRốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk; đều là người dân tộc Nùng).

Tô Văn Binh, Tô Văn Khí bị truy tố, xét xử về hành vi phạm tội như sau: Khoảng tháng 9/2010, Binh phát hiện tại tiểu khu 280 do Ủy ban nhân dân xã Cư Mlan quản lý có khu đất bằng phẳng, có nhiều cây gỗ như Chiu liu, Cà chít, Dầu và gỗ tạp. Binh nảy sinh ý định chiếm đất và chặt hạ cây rừng để làm nương rẫy, nên Binh đã sử dụng dao phát chặt hạ một số cây rừng có đường kính 10cm đến 15cm với mục đích đánh dấu chiếm giữ trước. Đến khoảng tháng 11/2010, Binh đến nhà em trai là Tô Văn Khí để rủ Khí cùng nhau thực hiện hành vi cưa hạ cây rừng lấy đất làm nương rẫy, do bận việc nên Khí chưa tham gia ngay, Binh mượn của Khí 01 cưa xăng xách tay để tiếp tục vào khu vực tiểu khu 280 tiếp tục thực hiện hành vi cưa, chặt hạ cây rừng, khoảng tháng 3/2011, Khí đến nhà Binh thì được Binh rủ vào khu vực rừng nêu trên để thay nhau dùng cưa cắt hạ cây rừng. Đến ngày 19/3/2011 trong lúc Binh, Khí đang thực hiện việc thu gom gỗ để đốt thì bị tổ kiểm tra của Ủy ban nhân dân xã Cư Mlan và Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp phát hiện, lập biên bản vi phạm, tạm giữ cưa xăng để phục vụ công tác điều tra.

Tại biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 10/4/2011, tại lô 2, khoảnh 9, tiểu khu 280, do Ủy ban nhân dân xã Cư Mlan quản lý, xác định diện tích rừng bị chặt phá trái phép là 3,7 ha, là rừng nghèo, gồm có các loại gỗ: Cà chít, Chiu liu, Dầu và gỗ tạp.

Ngày 20/4/2011 Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Ea Súp phối hợp cùng Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Súp, Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp, Ủy ban nhân dân xã Cư Mlan tiến hành khám nghiệm hiện trường bổ sung, kết quả thể hiện:

63

Trên diện tích 3,7 ha rừng bị chặt phá, cây gỗ bị chặt hạ có các chủng loại Cà chít, Chiu liu, Dầu, gỗ tạp và gỗ Căm xe.

Tại bản kết luận giám định ngày 09/5/2011 của Chi cục kiểm lâm, Chi cục lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk kết luận: Vị trí rừng bị chặt hạ trái phép tại lô 2 khoảnh 9, tiểu khu 280, do Ủy ban nhân dân xã Cư Mlan quản lý có kiểu trạng thái rừng nghèo, được quy hoạch là rừng sản xuất, diện tích 3,7ha, tổng giá trị thiệt hại về rừng là 513.159.571 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm 32/2011/HSST ngày 19/12/2011 của Tòa án nhân dân huyện Ea Súp đã tuyên bố các bị cáo Tô Văn Binh, Tô Văn Khí phạm tội hủy hoại rừng. Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 189; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS để xử phạt Tô Văn Binh 08 năm tù; xử phạt Tô Văn Khí 07 năm tù. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt do hoàn cảnh khó khăn, tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo thừa nhận hành vi chặt phá rừng nhưng các bị cáo khai không phải hai bị cáo chặt 100% cây rừng trên diện tích đó mà có người khác đã chặt hạ khoảng 40 - 50% và xuất trình biên bản kiểm tra hồi 10 giờ 45 phút ngày 12/3/2011, ngày 19/3/2011 do ông Nguyên Văn Phương là cán bộ Hạt kiểm lâm lập giao cho các bị cáo.

Tại bản án phúc thẩm số 194/2012/HSPT ngày 11/6/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xác định: Tòa án cấp sơ thẩm tuyên các bị cáo phạm tội hủy hoại rừng theo quy định tại Điều 189 BLHS là đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo đã xuất trình chứng cứ mới là biên bản kiểm tra trùng giờ, ngày, tháng, năm và thành phần lập biên bản lưu trong hồ sơ vụ án xong có nội dung khác hẳn về diện tích rừng bị chặt phá (khoảng 2.000m2), theo các bị cáo thì biên bản do các bị cáo xuất trình được lập đúng ngày các bị cáo bị bắt quả tang khi đang phá rừng, còn biên bản lưu hồ sơ do Công an lập lại vào ngày 23/3/2011, do không hiểu biết pháp luật nên các bị cáo đã ký, tên của đại diện Công an xã trong hai biên bản phần trên ghi Nguyễn Văn Dũng, phần dưới ghi Võ Văn Dung, biên bản định giá tài sản cơ quan điều tra bổ sung trong quá trình

64

thụ lý xét xử phúc thẩm có mâu thuẫn về tháng định giá và không rõ ràng về thành phần Hội đồng định giá, không có quyết định thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự là cấp sơ thẩm có thiếu sót.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử không thể có căn cứ kết luận biên bản nào là đúng, biên bản các bị cáo xuất trình tại phiên tòa lại không đủ định lượng để quy định về diện tích cấu thành tội hủy hoại rừng. Do cấp sơ thẩm đã có sai lầm trong việc đánh giá chưa toàn diện, đầy đủ các chứng cứ lưu hồ sơ vụ án, xuất hiện tình tiết mới tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ea Súp giải quyết theo quy định pháp luật.

Sau khi điều tra và truy tố lại, tại bản án hình sự sơ thẩm số 09/2013/HSST ngày 25/01/2013 của Tòa án nhân dân huyện Ea Súp xét xử các bị cáo về tội hủy hoại rừng đã áp dụng khoản 1 Điều 189, Điều 31, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS để xử phạt Tô Văn Binh 01 năm tù; xử phạt Tô Văn Khí 01 năm 06 tháng cải tạo không giam giữ.

Qua vụ án nêu trên, quan điểm của người viết thống nhất với Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm, có thể thấy Tòa án cấp sơ thẩm trước khi tiến hành thụ lý, xét xử đã không nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án dẫn đến không phát hiện những sai sót về thời gian, thành phần lập biên bản khám nghiệm hiện trường, không rõ ràng về thành phần Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự, ngoài ra tại một số bản khai của hai bị cáo đều có nhắc đến việc bị cáo nghĩ rằng diện tích rừng đã hủy hoại khoảng hơn hai sào, nhưng cơ quan điều tra không tiến hành đối chất vì lời khai mâu thuẫn với biên bản hiện trường ghi nhận diện tích bị chặt phá. Nếu những sai sót này được cấp sơ thẩm phát hiện và trả hồ sơ điều tra bổ sung ngay từ đầu thì việc phát hiện ra sai sót trong việc thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra đã có thể được khắc phục ngay từ đầu và qua thực tiễn sau khi điều tra lại chỉ có đủ căn cứ chứng minh, xét xử các bị cáo về hủy hoại rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS, bảo đảm quyền lợi của các bị cáo.

65 Vụ án thứ ba:

Theo cáo trạng, bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Lắk, nội dung vụ án như sau:

Phạm Đình Thành (sinh năm 1977; trú tại: Thôn Liên Kết 3, xã Buôn Tría, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk). Khoảng tháng 5/2010, Thành cùng Mai Xuân Hải đi đến xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Thành thấy một số đồng bào dân tộc thiểu số gùi đá thạch anh từ rừng về, Thành hỏi vị trí có đá thạch anh và thuê người dẫn đường lên rừng xem vị trí có đá, ngày hôm sau Thành làm đơn xin thu gom đá tại rẫy ông Y Khiêm Triêk thuộc Buôn Pă, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, gửi cho ông Y Nê B’Krông là chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yang Tao, khi được ông Y

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 65)