Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban hành

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 25)

BLHS năm 1999

Đến năm 1985, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển nhất định, nhu cầu của xã hội về sử dụng tài nguyên rừng đã tăng lên đáng kể, dẫn đến việc khai thác rừng tràn lan không kiểm soát được, không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

19

Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng được tốt hơn, cụ thể là quy định trong BLHS năm 1985 về tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng:

Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừngquy định: 1- Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép chim, thú hoặc có những hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm [17, Điều 181].

Liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng chế tài hình sự, tại BLHS 1985 quy định:

Tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nào vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại đến tính mạng, sức khẻo người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3- Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm [17, Điều 194].

Tuy điều luật nêu trên không quy định cụ thể hành vi làm cháy tài nguyên rừng, song về khách thể được bảo vệ trong điều luật này là tính mạng, sức khoẻ của con người và tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, tài nguyên rừng được coi là loại tài sản đặc biệt nên mọi hành vi phạm tội nêu trên nếu làm cháy tài sản nói

20

chung, cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng đều bị xử lý theo Điều 194 BLHS năm 1985.

Việc quy định trong BLHS các điều luật liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng trong thời kỳ đổi mới, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với tài nguyên rừng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực này bằng pháp luật hình sự được tốt hơn.

Trước yêu cầu đặt ra của tình hình mới, nhiều hành vi vi phạm pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội trước đây chưa được Nhà nước quy định là tội phạm do đòi hỏi của tình hình mới, Nhà nước có sự điều chỉnh, bổ sung nhiều điều luật và quy định thêm một số tội phạm mới.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 25)