Cácdấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội hủy hoại rừngquy định tạ

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 41)

Điều 189 BLHS

Điều 189: Tội hủy hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn; b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [19].

35

Từ quy định của nội dung điều luật nêu trên, đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết nội dung của điều luật về tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 189 BLHS năm 1999, cho thấy những đặc trưng cơ bản, dấu hiệu của tội phạm này như sau:

a) Khách thể của tội phạm:

Tội huỷ hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, cụ thể là các quy định về bảo vệ rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Đối tượng tác độngcủa tội phạm này chính là các loại thực vật, thảm thực vật, các loài sinh vật trong môi trường sinh thái là: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất [2].

Theo quy định tại Điều 4 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu thì rừng được phân thành các loại rừng khác nhau gồm có: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất [21].

Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan, khu vực rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học [21].

Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận [21].

Từ sự phân loại các loại rừng nêu trên, tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có nhiều loại rừng là đối tượng tác động của tội phạm trừ các loại rừng như: rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Trên địa bàn

36

tỉnh Đắk Lắk, qua thực tiễn xét xử các vụ án phạm tội hủy hoại rừng thì loại rừng thường xuyên bị hủy hoại và chiếm đại đa số là rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng đặc dụng là Vườn quốc gia, khu bảo tồn Thiên Nhiên; rừng sản suất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng.

b) Mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội hủy hoại rừng có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan sau:

Đốt rừng trái phép: Là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì

mà không được người hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, hành vi đốt làm nương rẫy ngoài vùng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định [2].

Theo quy định tại Điều 21 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp dưới trực tiếp, ở vùng rừng núi, căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định vùng và hướng dẫn nhân dân làm nương, rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc, sản xuất nông lâm kết hợp [21].

Hành vi phá rừng trái phép: Là chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác

trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì, trừ trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV của TTLT số 19.

Tiểu mục 1.1 phần IV của TTLT số 19 quy định các hành vi khai thác trái phép cây rừng gồm:

a) Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn thời hạn; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép;

c) Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt);

d) Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép (phần vượt quá khối lượng) [1].

37

Như vậy, sự liệt kê nêu trên là các trường hợp loại trừ không thuộc trường hợp phá rừng trái phép, các hành vi bị coi là phá rừng trái phép như: Hành vi phá rừng lấy đất làm nương, rẫy, để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, làm đường, đường dây diện, làm công trình thủy lợi, khai thác than, tài nguyên khoáng sản khác, đào đắp bờ trong rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc trong trường hợp được phép nhưng không thực hiện đúng quy định như phá rừng ngoài phạm vi, vượt quá diện tích được phép; riêng đối với hành vi khai thác rừng cây non không tính được bằng m3 cũng được xác định là hành vi hủy hoại rừng, trong trường hợp này, hậu quả nghiêm trọng được tính bằng diện tích rừng bị hủy hoại.

Tuy nhiên, thực tế khi xem xét hành vi hủy hoại rừng cần chú ý: Nếu phá rừng trồng của chủ rừng tự bỏ vốn ra trồng thì không xử lý theo Điều 189 BLHS mà truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 143 BLHS về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đối với hành vi phá rừng trái phép để đào đãi vàng, khai thác than, khai thác khoáng sản khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội là hủy hoại rừng và tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên quy định tại Điều 172 BLHS [1].

Ngoài các hành vi nêu trên, thì tội phạm này còn có thể được thực hiện bằng hành vi khác:

Hành vi khác hủy hoại rừng: Là đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước

thủy triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật v.v. làm cho cây rừng chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm [2]. Tuy nhiên loại trừ các trường hợp được quy định tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV của TTLT số 19, bao gồm các hành vi sau: Khai thác cây rừng trái phép, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ v.v. thì xử lý theo hai đường lối [1]:

Thứ nhất, nếu là chủ rừng khai thác cây rừng trái phép thì bị truy cứu trách

38

Thứ hai, nếu người khai thác cây rừng trái phép không phải là chủ rừng thì bị

truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng được quy định tại chương

XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS.

Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi đốt, phá rừng trái pháp luật hoặc các hành vi khác hủy hoại rừng phải đáp ứng đầy đủ các cấu thành cơ bản của tội phạm này, các điều kiện cần và đủ như sau:

Hành vi hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng mà cụ thể việc gây hậu quả thế nào là nghiêm trọng, tiêu chí nào đánh giá, theo quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS một chủ thể khi thực hiện hành vi hủy hoại rừng mà gây hậu quả nghiêm trọng thuộc các trường hợp cụ thể sau đây:

- Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ 1: Theo quy định tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, thì mức tối đa bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản suất là 5.000m2. Trần Văn H có hành vi đốt rừng sản xuất đối với diện tích 15.000m2, hành vi phạm tội của H thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

- Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh; trong trường hợp gây thiệt hại về rừng không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

Ngoài ra, trong trường hợp hủy hoại rừng không chỉ gây thiệt hại về rừng mà còn gây ra các thiệt hại khác như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc bị xử lý về tội hủy hoại rừng còn bị xử lý về tội tương ứng quy định trong BLHS.

39

Như vậy, căn cứ để xác định khách thể của tội hủy hoại rừng là khi diện tích rừng bị hủy hoại vượt quá mức tối đa để xử phạt hành chính mới xem xét đến trách nhiệm hình sự, nên trong thực tiễn trường hợp có thể xảy ra là nếu hành vi hủy hoại rừng diễn ra trong cùng một thời gian và cùng một địa điểm mà có từ hai loại rừng và diện tích mỗi loại chưa vượt quá mức tối đa để xử phạt hành chính, để xác định có truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này hay không, cần lấy tổng diện tích của các loại rừng, nếu tổng đó vượt quá mức tối đa quy định xử phạt hành chính đối với diện tích rừng có giá trị thấp nhất trong các loại rừng bị phá hoại thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ 2: Nếu hai loại rừng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ thì tính theo mức tối đa của rừng sản xuất, nếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì tính theo mức tối đa của rừng phòng hộ.

Đối với trường hợp hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi trên mà còn vi phạm; theo quy định tại Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì vi phạm hành chính là là hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tình tiết đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS, được hướng dẫn tại mục 6 Nghị quyết 01/2006/NQ- HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự cụ thể: Đối với các tội mà

điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi

phạmvà đã được hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo đúng hướng dẫn của các văn bản đó” [30]. Từ hướng

dẫn này ta dễ dàng nhận thấy các hành vi tại khoản 1 Điều 189 BLHS đã được hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể: TTLT số 19; Nghị định 99/2009/NĐ- CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS nếu trước đó đã bị xử

phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 Điều 189 BLHS, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 của điều luật này [1]; [7].

Điều 20 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản áp dụng đối với các đối tượng có hành vi phá rừng trái pháp luật, người nào có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ trường hợp khai thác cây rừng trái phép được quy định tại Nghị định này) mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép thì bị xử phạt với mức phạt cao nhất từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc các trường hợp: Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2; rừng sản xuất 3.000 m2 đến 5.000 m2; rừng phòng hộ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2; rừng đặc dụng trên 700 m2 đến 1.000m2. Ngoài ra người vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tích thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm hoặc biện pháp bắt buộc khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định này.

c) Chủ thể của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi nhất định theo quy định của Luật hình sự [2].

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của BLHS thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, theo quy định tại Điều 13 BLHS quy định về tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự là khi người thực

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 41)