Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 59)

2.2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, tài nguyên rừng của tỉnh Đắk Lắk

53

km2, có độ cao trung bình từ 400 - 800m so với mặt nước biển, phía đông giáp hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông; phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông nam sang Tây bắc, khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng, vùng phía Tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà; thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600 - 1800 mm, đây là những điều kiện thuận lợi để Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng lớn nhất cả nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn [37].

Tính đến năm 2009, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.771.800 người, theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống; trong đó dân tộc Kinh là đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là dân tộc Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là dân tộc Nùng có 71.461 người, thứ tư là dân tộc Tày có 51.285 người, cùng các dân tộc ít người khác như M' Nông có 40.344 người; dân tộc Mông có 22.760 người, dân tộc Thái có 17.135 người, dân tộc Mường có 15.510 người v.v [37].

Bên cạnh những thế mạnh, những điều kiện thuận lợi của điều kiện tự nhiên và sự đa dạng về rừng và thành phần dân cư đa dạng, tính từ năm 2009 đến năm 2014 thì diễn biến diện tích rừng ở Đắk Lắk có nhiều thay đổi.

Kể từ thời điểm Nhà nước ta sửa đổi bổ sung BLHS vào năm 2009 đến nay, pháp luật hình sự đã phát huy được tác dụng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng. Song kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là xuất phát từ quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng thiếu sót, hạn chế, chế tài hình phạt còn quá nhẹ không tương xứng với hành vi phạm tội. Mặt khác, nhiều quy định trong một số điều luật và văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực tài nguyên rừng còn mang tính chung chung dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật không thống

54

nhất, việc xử lý hành vi phạm tội chưa nghiêm, chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Đây là một thực trạng mà các cơ quan chức năng cần nghiên cứu lại, nếu không kịp thời tìm ra giải pháp hữu hiệu và không xử lý nghiêm minh người phạm tội thì sẽ dẫn đến hệ lụy khó lường và tài nguyên rừng của tỉnh Đắk Lắk khó có thể được bảo vệ một cách tốt nhất.

2.2.1.2. Thống kê diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn năm 2009 – 2014

Theo số liệu thống kê của Cục kiểm lâm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09 tháng 8 năm 2010 thì tổng diện tích có rừng của tỉnh Đắk Lắk năm 2009 là 633.174 ha, độ che phủ đạt 47,2% [35].

Trong năm 2010 tổng diện tích có rừng của tỉnh Đắk Lắk ban hành kèm theo Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11 tháng 8 năm 2011 thì tổng diện tích là 610.489 ha, độ che phủ đạt 45,5% [35].

Năm 2011 tổng diện tích có rừng của tỉnh Đắk Lắk theo Quyết định số 2089/QĐ- BNN-TCLN ngày 30 tháng 8 năm 2011 là 609.344 ha, độ che phủ đạt 45,1% [34].

Trong năm 2012, diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk theo Quyết định số 1739/QĐ- BNN-TCLN ngày 31 tháng 7 năm 2013 là 641.182 ha, độ che phủ đạt 48% [35].

Năm 2013, số liệu thống kê của Cục kiểm lâm (theo Quyết định số 3322/QĐ- BNN-TCLN ngày 28 tháng 7 năm 2014) thì diện tích có rừng của tỉnh Đắk Lắk là 641.182 ha, độ che phủ đạt 48% [35].

Năm 2014, kết quả kiểm kê rừng đến tháng 11/2014 tổng diện tích đất có rừng của toàn tỉnh là 507.274 ha, trong đó, rừng tự nhiên 476.322 ha; rừng trồng 30.952 ha, độ che phủ rừng còn 38,65%, so với số liệu năm 2013, độ che phủ rừng giảm 9,35% so với năm 2013 [37]. Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá theo thống kê của Cục kiểm lâm Việt Nam tính đến tháng 3/2014 là 0,55 ha (rừng trồng).

Qua số liệu có thể thấy diễn biến rừng của tỉnh Đắk Lắk có biến động tuy nhiên sự biến động, thay đổi này không lớn, bên cạnh việc suy giảm về diện tích điều tất yếu là sự suy giảm về độ che phủ. Trong hai năm 2012 và 2013 diện tích rừng ổn định và có chiều hướng tăng lên về diện tích và độ che phủ so với hai năm 2009, 2010; riêng năm 2014 diện tích giảm mạnh (9,35%).

55

Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk bị phá giai đoạn 2009 - 2014 (đơn vị tính héc ta: Ha)

Năm Phá rừng Phá rừng theo mục đích Tổng cộng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Làm rẫy Nuôi trồng thuỷ sản Trồng cây CN Khác R.tự nhiên Rừng trồng R.tự nhiên Rừng trồng R.tự nhiên Rừng trồng 2009 - - - - - - - - - - - 2010 85,76 - - - - - 85,76 - - - 85,76 2011 563,68 - - - - - 563,68 - - - 563,68 2012 45,00 - - - - - 45,00 - - 45.00 2013 44,92 - - - - - 44,92 20,00 23,76 - 1,16 Tháng 3/2014 0,55 - - - - - 0,55 - - - 0,55 (Nguồn: Kiemlam.0rg.vn) 2.2.2. Kết quả hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về tội hủy hoại rừng

Thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về những vụ án phạm tội hủy hoại rừng giai đoạn 2009 - 2014

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Số vụ á n hủy hoạ i rừng gia i đoạ n 2009-2014

Biểu đồ 2.1. Thống kê vụ án phạm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014

(Nguồn: Thống kê của Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Qua biểu đồ có thể thấy số vụ án hủy hoại rừng tăng từ năm 2010 đến năm 2013, thể hiện diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm; trong năm 2014 số vụ án hủy hoại rừng có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể.

56

Bảng 2.2. Kết quả xét xử sơ thẩm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014 Năm Tổng số án phải xét xử sơ thẩm Số vụ án hủy hoại rừng đã xét xử Số vụ án trả hồ sơ ĐTBS và tỷ lệ (đơn vị tình %) Vụ Số bị

cáo Vụ Số bị cáo Vụ Số bị cáo

Tỷ lệ % số vụ trả HS 2009 02 02 02 02 0 0 0 2010 02 04 02 04 0 0 0 2011 05 19 03 15 01 03 20 2012 13 27 12 25 01 02 7,7 2013 16 34 12 27 03 06 18,8 2014 11 24 08 12 03 12 27,3 Tổng 49 110 38 81 08 23 16,32

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số vụ án Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk thụ lý giai đoạn 2009 - 2014 là 49 vụ với 110 bị cáo, kết quả xét xử cụ thể:

Năm 2009, số liệu thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk tính từ ngày 01/10/2008 đến 30/9/2009 gồm: Thụ lý 02 vụ; 02 bị cáo; xét xử 02 vụ 02 bị cáo; kết quả xét xử: Áp dụng hình phạt tù từ 03 năm trở xuống là 02 bị cáo; nhân thân đặc biệt của người bị kết án: Không.

Năm 2010, số liệu thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk tính từ ngày 01/10/2009 đến 30/9/2010 cụ thể: Thụ lý 02 vụ; 04 bị cáo; xét xử 02 vụ 04 bị cáo; kết quả xét xử: Áp dụng hình phạt tù từ 03 năm trở xuống là 01 bị cáo; hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 03 bị cáo; nhân thân đặc biệt của người bị kết án: cán bộ đảng viên: 01 bị cáo; người dân tộc thiểu số: 02 bị cáo.

Năm 2011, số liệu thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk tính từ ngày 01/10/2010 đến 30/9/2011 cụ thể: Thụ lý

57

05 vụ; 19 bị cáo; trả hồ sơ điều tra bổ sung: 01 vụ; 03 bị cáo; xét xử 03 vụ; 15 bị cáo; kết quả xét xử: Áp dụng hình phạt tù từ 03 năm trở xuống là 02 bị cáo; hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 12 bị cáo; hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 01 bị cáo; nhân thân đặc biệt của người bị kết án: Người dân tộc thiểu số: 02 bị cáo; người chưa thành niên phạm tội: 13 bị cáo, số vụ án chưa xét xử: 01 vụ; bị cáo chưa xét xử: 01 bị cáo.

Năm 2012, số liệu thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk tính từ ngày 01/10/2011 đến 30/9/2012 cụ thể: Thụ lý 13 vụ; 27 bị cáo; trả hồ sơ điều tra bổ sung: 01 vụ; 02 bị cáo; xét xử 11 vụ 21 bị cáo; kết quả xét xử: Cho bị cáo hưởng án treo: 01 bị cáo; áp dụng hình phạt tù từ 03 năm trở xuống là 12 bị cáo; hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 06 bị cáo; hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 02 bị cáo; nhân thân đặc biệt của người bị kết án: Người dân tộc thiểu số 12 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử: 01 vụ; bị cáo chưa xét xử: 04 bị cáo.

Năm 2013, số liệu thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk tính từ ngày 01/10/2012 đến 30/9/2013 cụ thể: Thụ lý 16 vụ; 34 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để điều tra bổ sung: 03 vụ; 06 bị cáo; xét xử 12 vụ 27 bị cáo; kết quả xét xử: Cải tạo không giam giữ 01 bị cáo; cho hưởng án treo: 13 bị cáo; áp dụng hình phạt tù từ 03 năm trở xuống là 03 bị cáo; phạt tù từ 03 năm đến 07 năm 07 bị cáo; phạt tù từ 07 năm đến 15 năm 02 bị cáo; nhân thân đặc biệt của người bị kết án: Người dân tộc thiểu số: 13 bị cáo, người chưa thành niên 01 bị cáo; số vụ có người bào chữa: 04 bị cáo; số vụ án chưa xét xử: 01 vụ; bị cáo chưa xét xử: 01 bị cáo.

Năm 2014, số liệu tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk tính từ ngày 01/10/2013 đến 30/9/2014 cụ thể: Thụ lý 11 vụ; 24 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để điều tra bổ sung: 03 vụ; 12 bị cáo; xét xử 08 vụ 12 bị cáo; kết quả xét xử: Cho hưởng án treo: 04 bị cáo; áp dụng hình phạt tù từ 03 năm trở xuống là 05 bị cáo; phạt tù từ 03 năm đến 07 năm 02 bị cáo; phạt tù từ 07 năm đến 15 năm 01 bị cáo; nhân thân đặc biệt của người bị kết án: Người dân tộc thiểu số: 09 bị cáo; bị cáo nữ: 02; người chưa thành niên: 01 bị cáo; số vụ có người bào chữa: 01 bị cáo.

58

Qua bảng thống kê, có thể thấy hầu hết các vụ án tội hủy hoại rừng sau khi thụ lý đều được xét xử sơ thẩm nhưng số vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung còn cao, trong năm 2011, trả hồ sơ điều tra bổ sung 01 vụ với tỷ lệ 20%; năm 2012 trả hồ sơ 01 vụ với tỷ lệ là 7,7%; năm 2013 trả hồ sơ 03 vụ với tỷ lệ 18,8%; năm 2014 trả hồ sơ 03 vụ với tỷ lệ 27,3%; thành phần phạm tội phức tạp: Người dân tộc thiểu số là 38 bị cáo; người chưa thành niên là 15 bị cáo; đảng viên là 01 bị cáo.

Bảng 2.3. Kết quả xét xử phúc thẩm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014 Năm Tổng số vụ án hủy hoại rừng đã xét xử phúc thẩm Kết quả xét xử phúc thẩm

Đình chỉ Y án sơ thẩm Sửa án sơ thẩm Hủy án sơ thẩm

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

2009 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2010 01 0 0 01 03 0 0 0 0 2011 03 0 0 01 02 01 10 01 03 2012 05 0 0 02 03 01 01 02 03 2013 03 0 0 01 01 02 03 0 0 2014 03 0 0 02 02 01 02 0 0 Tổng cộng 15 0 0 07 10 05 16 03 06

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Qua số liệu thống kê, cho thấy số vụ án sau khi xét xử sơ thẩm bị kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin cho hưởng án treo trong giai đoạn 2009 - 2014 là 15 vụ; trong đó có 07 vụ án với 10 bị cáo có kết quả xét xử phúc thẩm y án sơ thẩm; số vụ án được chấp nhận kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt hoặc cho hưởng án treo là 05 vụ với 16 bị cáo; số vụ án bị cấp phúc thẩm hủy án là 03 vụ với 06 bị cáo, không có vụ nào bị đình chỉ xét xử phúc thẩm.

2.3. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân trong thực tiễn xét xử tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Hạn chế thiếu sót khi xét xử trong trường hợp có tình tiết định khung hình phạt khung hình phạt

59

thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt của những tội cụ thể trong BLHS, do tính đa dạng của tội phạm, bên cạnh cấu thành tội phạm cơ bản (của một loại tội), pháp luật còn quy định thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có tínhnguy hiểm cho xã hội cao hoặc thấp với những khung hình phạt nặng hoặc nhẹ khác nhau so với khung hình phạt của cấu thành cơ bản, những dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu (yếu tố) định khung hình phạt. Khi các tình tiết của tội phạm không những thoả mãn dấu hiệu định tội mà còn thoả mãn dấu hiệu có thêm trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc tăng nặng sẽ cho phép chuyển khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội từ khung hình phạt của cấu thành tội phạm cơ bản sang khung hình phạt của cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc cấu thành tội phạm tăngnặng [13].Từ cơ sở lý luận nêu trên thì theo quy định của Điều 189 BLHS hiện hành thì ngoài khoản 1 quy định về các cấu thành cơ bản của tội hủy hoại rừng thì tại khoản 2, khoản 3 của điều luật quy định chi tiết cụ thể về các tình tiết định khung hình phạt.

Trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đối với tội phạm hủy hoại rừng mặc dù đã đạt nhiều kết quả, việc xét xử không để xảy ra oan, sai, việc định tội danh, quyết định hình phạt là có căn cứ, tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tình trạng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa chính xác và có các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến bản án bị sửa về áp dụng pháp luật hoặc bản án bị hủy:

Vụ án thứ nhất:

Lục Văn Bộ (sinh năm 03/10/1966; hộ khẩu thường trú: Thôn 20, xã Ea Mroh, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk; dân tộc: Nùng); Triệu Dào Lìn (sinh năm

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 59)