hoại rừng và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp về phát triển kinh tế, xã hội miền núi, đồng thời ban hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, Chính phủ đã tập trung triển khai nhiều chương trình, chính sách quan trọng nhằm phát triển kinh tế, xã hội miền núi, thu hút mọi người dân, huy động nhiều nguồn lực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, tăng độ che phủ của rừng, từng bước tạo lập, củng cố lại sự cân bằng của môi trường sinh thái đã bị suy giảm do tình trạng hủy hoại rừng, khai thác rừng trái phép gây ra, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng đốt, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật vẫn còn diễn ra, ở một số nơi có chiều hướng diễn biến phức tạp cả về tính chất vi phạm, mức độ thiệt hại và ngày càng lan rộng nhất ở tất cả các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Các hành vi hủy hoại rừng nhiều lúc đã ngang nhiên diễn ra, gây bức xúc trong xã hội, là vấn đề nhức nhối cần phải giải quyết, đứng trước thực trạng này, nguyên nhân sâu xa, căn cốt, cơ bản có thể nhận thấy một cách rõ ràng đó là các ngành, các cấp chính quyền địa phương mặc dù đã thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng nhưng chưa thật sự đi sâu, đi sát, chưa đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như mong muốn góp phần ổn định thu nhập và cuộc sống của người dân sống ở nơi có rừng, đồng thời cần xem xét về hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
Trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều quy định pháp luật để điều chỉnh, củng cố các quy định để bảo vệ một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên
88
rừng. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành áp dụng pháp luật có thể nhận thấy tại một số nơi không riêng gì trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk việc thực hiện các quy định này còn nhiều khía cạnh cần xem xét, các ngành, các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh chưa thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; chưa tổ chức tốt công tác kiểm tra, ngăn chặn; khi lâm tặc phá rừng thì cấp chính quyền tại chỗ không kịp thời huy động các lực lượng trấn áp. Việc tổ chức quản lý dân đi, dân đến ở một số địa phương thiếu chặt chẽ, không theo quy hoạch và kế hoạch, dẫn đến việc dân di cư tự do phá rừng; lực lượng kiểm lâm chưa được kiện toàn, chưa làm đầy đủ chức năng được giao, chưa thường xuyên kiểm tra, tham mưu giúp các cấp chính quyền chỉ đạo, tuyên truyền, tổ chức phối hợp các lực lượng bảo vệ các khu vực có rừng, nhất là tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; lực lượng thực thi pháp luật còn mỏng, dàn trải, trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm để thực thi nhiệm vụ còn thiếu, chưa đáp ứng được một cách tốt nhất, kịp thời yêu cầu trấn áp người vi phạm hoặc có hành vi hủy hoại rừng, chưa tạo được lực lượng đủ mạnh để bảo vệ có hiệu quả cao nhất công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến việc quản lý khai thác, bảo vệ rừng ngày càng nhiều và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, cho đến nay ngoài những quy định của BLHS năm 1999 và TTLT số 19 thì những bổ sung của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đã giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nhanh và hiệu quả các hành vi vi phạm liên quan. Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử và nghiên cứu các quy định liên quan đến việc xét xử về tội hủy hoại rừng đã phát sinh nhiều vướng mắc, quy định chưa phù hợp với thực tiễn và để tiến tới hoàn thiện quy định về xử lý loại tội phạm hủy hoại rừng, người viết mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa các quy định trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và áp dụng pháp luật về xử lý loại tội phạm hủy hoại rừng được tốt hơn. Đảm bảo tính nghiêm
89
minh của pháp luật đồng thời cũng đảm bảo tác dụng răn đe, giáo dục và đạt được mục đích của pháp luật hình sự là đấu tranh phòng ngừa tội phạm đối với tội hủy hoại rừng:
Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 189 BLHS quy định:
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm [19].
Nội dung quy định nêu trên đã chỉ ra hai yếu tố cấu thành cơ bản của tội
phạm cơ bản đó là: “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính mà còn vi phạm”. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý nhưng theo
quan điểm người viết, ngoài hai yếu tố trên có thể nghiên cứu bổ sung thêm một yếu
tố cấu thành cơ bản của tội phạm này, đó là nội dung “hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích”, điều này sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm hủy hoại rừng, việc mở rộng yếu tố cấu thành cơ bản là cần thiết, giúp cho cơ quan Nhà nước quản lý, bảo vệ rừng có thêm căn cứ pháp lý để xử lý những hành vi hủy hoại rừng ở mức độ đáng lẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vì đã bị kết án về tội hủy hoại rừng, chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, sẽ thể hiện được sự nghiêm minh, tác dụng răn đe, phòng, chống tội phạm.
Có thể nghiên cứu để bổ sung quy định khoản 1 Điều 189 BLHS theo hướng
1.Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Thứ hai, trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng để
90
nguyên rừng khỏi bị hủy hoại trái pháp luật, một trong những giải pháp đó là cần tăng cường sử dụng pháp luật, chế tài hình sự để xử lý, răn đe, phòng ngừa, giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật để bảo vệ tài nguyên rừng, Nhà nước cần nghiên cứu thêm để sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS cho phù hợp thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 189 BLHS hiện hành:
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn; b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; c) Gây hậu quả đặc biệt lớn [19].
Từ nội dung quy định nêu trên có thể thấy nội hàm trong các hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả mang tính định lượng là hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Như vậy, hậu quả mà các hành vi phạm tội bị truy tố xét xử theo quy định tại khoản này là rất lớn, tác hại là vô cùng nghiêm trọng đối với nguồn tài nguyên rừng và môi trường, bên cạnh đó là những hành vi chống người thi hành công vụ nhưng mức hình phạt đối với những hành vi này chỉ từ bảy năm đến mười lăm năm.
Hành vi hủy hoại rừng có dấu hiệu bắt buộc về lỗi là lỗi cố ý, khi một người có thể vì nhiều nguyên nhân, điều kiện khác nhau nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội gây ra những hậu quả là thiệt hại về rừng, lâm sản, thiệt hại về môi trường làm suy thoái hệ sinh thái của các vườn quốc gia, khu bảo tồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, những hậu quả xảy ra là tất yếu, nhất thiết phải khắc phục và những chi phí để thực hiện công việc phục hồi, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
Trong phạm vi nghiên cứu, người viết mạnh dạn nêu quan điểm đối với hành
vi chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ là
tình tiết định khung hình phạt đã được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 189 BLHS với mức hình phạt từ ba năm đến mười năm tù. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện
91
nay những loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ đều là những loại thực vật có số lượng hạn chế, nằm trong diện nguy cấp cần được đặc biệt ưu tiên bảo vệ, đối với những loại thực vật này hiện nay với trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta cũng chưa lai tạo hay nhân giống thành công nhiều loại cây, nếu những loại thực vật này mất đi hoặc tiếp tục suy giảm số lượng thì nguy cơ tuyệt chủng là không tránh khỏi, điều đó sẽ làm suy giảm hoặc là mất đi sự đa dạng sinh học, làm suy thoái dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường trong tương lai. BLHS hiện hành chỉ có quy định duy nhất đối với hành vi này tại điểm d khoản 2 Điều 189 BLHS và mức hình phạt thấp nhất đối với người có hành vi chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục của Chính phủ là ba năm, cao nhất đến mười năm tù.
Quan điểm người viết cho rằng mức hình phạt quy định như vậy là chưa tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả thiệt hại xảy ra khi hủy hoại, chặt phá các loại thực vật quý hiếm, cần được ưu tiên bảo vệ, duy trì và phát triển, nên tăng mức chế tài xử phạt đối với hành vi chặt phá các loại thực vật quý hiếm là hợp lý, phù hợp với định hướng bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, cần nghiên cứu, xem xét để bổ sung tình
tiết “chặt phá các loại thực vật rừng quí hiếm thuộc danh mục quy định của Chính
phủ với số lượng lớn” để quy định thêm vào khoản 3 điều 189 BLHS.
Thứ ba,việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là xâm phạm tài sản của Nhà nướctheo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS.
Khi xét xử các tội phạm liên quan đến việc khai thác và bảo vệ rừng nói chung, tội hủy hoại rừng theo Điều 189 BLHS nói riêng, hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là xâm phạm tài sản của Nhà nước được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, đặc thù của các tội phạm xâm hại đến việc quản lý và bảo vệ rừng là làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý chung của xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và các vấn đề khác mang tính vỹ mô đối với cuộc sống con người nên đương nhiên loại tội phạm này đã xâm phạm đến tài sản của Nhà nước. Do vậy, khi xét xử loại tội phạm này không áp dụng tình tiết
92
Có quan điểm khác cho rằng, trong thời gian gần đây, Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách giao rừng cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, cũng như càng ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức phát triển kinh tế rừng nên các hành vi xâm hại đến quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng thời gian gần đây và sau này sẽ trực tiếp xâm hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác mà không chỉ có tài sản của Nhà nước mới bị xâm phạm.
Do vậy, nếu rừng bị thiệt hại thuộc quản lý của Nhà nước thì đương nhiên
khi xét xử vẫn phải áp dụng tình tiết tăng nặng là xâm phạm tài sản của Nhà nước
còn nếu rừng bị thiệt hại đã được giao cho của tổ chức, hộ gia đình, các nhân khác thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này.
Theo quan điểm của người viết, hành vi xâm phạm các quy định của BLHS về các tội phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng là xâm phạm hai quan hệ được luật hình sự bảo vệ, đó là sự quản lý của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ tính hiệu quả cao trong việc phòng ngừa thiên tai, hiểm hoạ từ thiên nhiên do diện tích rừng bị thu hẹp hoặc mất đi, thứ hai là xâm hại đến quyền sở hữu của các chủ thể có rừng, được Nhà nước giao rừng.
Người viết đồng ý với quan điểm cần áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS đối với các tội phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng nói chung, tội hủy hoại rừng nói riêng trong trường hợp rừng bị xâm phạm thuộc quản lý của Nhà nước vì bản chất của điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS là đặt vấn đề tăng nặng trách nhiệm hình sự cho những ai xâm phạm đến tài sản của Nhà nước.
Trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk đã có trường hợp áp dụng không thống nhất tình tiết này mặc dù rừng bị hủy hoại đều thuộc quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng có vụ án áp dụng tình tiết này
không thống nhất (xem vụ Hà Văn Ơn; vụ Y Tai Niê của phần 2.3.2. Hạn chế, thiếu
sót trong quyết định hình phạt), từ việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự không thống nhất thì hậu quả tất yếu là việc quyết định hình phạt sẽ không tương xứng, không công bằng, không thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật.
93
Thứ tư, tại khoản 1 Điều 189 BLHS quy định:
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm [19].
Nhằm hướng dẫn thi hành và áp dụng nội dung quy định này, tại tiểu mục 3.4
mục 3 phần IV của TTLT số 19 quy định trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng”
quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
b) Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là