2.2.4So sánh tình hình tiêu thụ xe máy SYM với các đối thủ cạnh tranh lớn trênthị trường
2.2.6 Phân tích các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ
Khách hàng
Trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2000 là quãng đường dài với những kết quả không như mong đợi của SYM. Bởi Công ty đã không hiểu thị trường, không hiểu khách hàng một cách chính xác. Trước nguy cơ thất bại, Công ty đã vận dụng tất cả kinh nghiệm, kiến thức để cải tiến hình hình, tìm hướng đi mới. Từ những nỗ lực không ngừng đó, sản phẩm xe máy SYM đã chiếm được lòng tin của nhiều
người tiêu dùng Việt Nam, nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Đối thủ cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh của SYM vô cùng khắc nghiệt và dài hạn. Để tồn tại và phát triển trên thị trường Việt Nam, Công ty phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh như:
HONDA Việt Nam: Công ty HONDA Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam. Sản phẩm xe máy của tập đoàn HONDA Việt Nam luôn mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam cảm giác an toàn, sự tin tưởng vào chất lượng và độ bền của xe. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động kinh doanh, Công ty HONDA Việt Nam đã từng bước trưởng thành và là Công ty dẫn đầu thị trường xe máy Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
YAMAHA MOTOR Việt Nam: Công ty YAMAHA MOTOR Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Yamaha Motor Nhật Bản, Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam và Công ty công nghiệp Hong Leong Industries Berhad Malaysia. Tuy là kẻ đến sau nhưng Yamaha đã chiếm được vị trí khá vững chắc trên thị trường xe máy Việt Nam, sản phẩm của hãng được nhiều người ưa thích-đặc biệt là giới trẻ.
Việt Nam SUZUKI: SUZUKI là một hãng xe lớn của Nhật Bản. SUZUKI luôn chấp nhận thách thức trong việc cải tiến công nghệ nhằm đem lại những sản phẩm xe máy tinh tế cho người sử dụng. Thị trường tiêu thụ của Việt Nam SUZUKI ngày càng được mở rộng trên thị trường xe máy Việt Nam.
PIAGGIO: là thương hiệu xe tay ga thuộc tập đoàn Piaggio & C.S.p.a, một biểu tượng cho sự tiên phong của cuộc sống hiện đại. Thương hiệu này bao gồm các dòng xe thể hiện sự cách tân mang tính công nghệ, an toàn, thân thiện và mang thiết kế cao cấp, sành điệu.
Các hãng cung cấp xe máy khác: Đó là các tập đoàn xe máy lớn tại Trung Quốc như: Lifan, Yongshen, Hongda…bằng “chiến thuật” theo mẫu các động cơ có sẵn trên thị trường đã sản xuất hàng loạt xe máy với giá bán thấp kỉ lục.
Nhà cung cấp
Là Công ty con của Công ty mẹ SANYANG, Công ty VMEP có lợi thế rất lớn về nguồn cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào. Những năm đầu tiên, mỗi năm SANYANG (SYM) cung cấp cho thị trường Việt Nam 14.000 đến 15.000 bộ linh kiện xe máy dạng CKD và SKD cho các cơ sở lắp ráp VMEP ở Việt Nam.
Mặt khác,Công ty VMEP cũng có mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp Việt Nam như Công ty Dezen, Công ty Cổ phần phụ tùng máy số 1(FUTU 1),…
Có thể thấy, nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của Công ty là đảm bảo với những đối tác quan trọng mà Công ty đã có mối quan hệ và tận dụng.
Sự đảm bảo về số lượng, chất lượng đầu vào này sẽ giúp Công ty ổn định được sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển tốt cho Công ty.
Môi trường vĩ mô
• Môi trường chính trị, pháp lý
Có thể nói, một đơn vị sản xuất kinh doanh chịu tác động rất lớn của hình thức chính trị luật pháp. Mỗi quyết định mở rộng quy mô, tiêu thụ, giá cả đều bị chi phối bởi chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Ngành sản xuất xe máy cũng vậy, nó chịu tác động của thuế, luật thương mại, luật kinh doanh… SYM Việt Nam được thừa hưởng công nghệ của công nghiệp SANYANG Đài Loan, vì thế nó phải đáp ứng những tiêu chí và luật sở hữu trí tuệ, luật bản quyền trong quá trình chuyến giao công nghệ.
Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, hàng rào thuế quan dần được bãi bỏ. Vì thế cần có chất lượng, giá cả và hệ thống phân phối để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, đồng thời tránh những vi phạm pháp luật và các điều khoản về tự do thương mại.
Liên quan tới vẫn đề nội địa hóa, trong khi chiếc xe máy được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài phải chịu thuế suất 30-40%, những linh kiện được nhập khẩu về lắp ráp trong nước cũng phải chịu thuế suất 20-25% thì rõ ràng, những chiếc xe nội địa hóa sẽ có ưu thế lớn trong cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là những dòng xe có giá cả vừa phải.
• Môi trường văn hóa xã hội:
Xe máylà phương tiện phổ biến nhấtở Việt Nam, và có thể nóixe máy là một nét văn hóa của người Việt. Ở Việt Nam, xe máy dường như là một thành viên trong gia đình, là phương tiện kiếm sống…
Bên cạnh đó, vấn đề giao thông ở Việt Nam thực sự là một bài toán khó khi sự phát triển không cân xứng giữa dân số và cơ sở hạ tầng,đường sá. Tình trạng tắc đường cục bộ đặc biệt là vào những dịp lễ tết đòi hỏi phải có một phương tiện giao thông cơ động, phù hợp. Vì thế xe máy dường như là lựa chọn tối ưu khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay.
Mặc dù là một phương tiện cơ động, phù hợp với điều kiện Việt Nam song vấn đề an toàn khi lưu thông bằng xe máy lại thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. theo thống kê, mỗi ngày nước ta có hàng trăm vụ tai nạn giao thông và phần lớn trong số đó là tai nạn xe máy. Hậu quả về người và của sau mỗi tai nạn là không thể tính được. Vấn đề đặt ra là làm sao việc sử dụng xe máy nói chung và xe máy SYM nói riêng an toàn và thực sự hữu ích.
• Môi trường kinh tế
Năm 2014 nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta.
Kinh tế Việt nam
Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn vốn hạn chế khiến cho môi trường kinh doanh không mấy khả quan. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành. Nền kinh tế dường như kiệt sức sau một giai đoạn dài mà lạm phát và lãi suất ngân hàng vào hàng cao nhất nhì trên thế giới.
• Môi trường khoa học – công nghệ
Công nghệ là nhân tố mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng không thể bỏ qua, đặc biệt là hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng. Việc phát minh ra các thiết bị, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Việc nhận biết, áp dụng các thành tựu đó vào sản xuất, quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp tạo lợi thế riêng cho mình. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong các yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có bí quyết công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đó có thể tạo ra các sản phẩm khác biệt và nhanh chóng chiếm lĩnh trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, Công ty VMEP đã không ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng như áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất sản phẩm xe máy SYM.
Công ty đã áp dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất, giúp Công ty tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểm những sai sót trong quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm. Những công nghệ tiên tiến nhất được Công ty tích cực áp dụng với quyết tâm hạn chế đến mức tối đa chất tahir ra môi trường đồng thời đảm bảo sự kinh tế, tiết kiệm trong việc tái chế chất thải. Hiện tại Công ty đã hoàn toàn loại bỏ chì khỏi sơn sử dụng, thay thế toàn bộ Cr 6+ bằng Cr 3+, chất amiang cũng không được sử dụng để chế tạo má phanh vì chất này là tác nhân gây ung thư phổi.