Nguồn: Bài giảng marketing căn bản-HVCNBCVT (2013)

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty vmep (Trang 25)

1.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

1.2.2.1 Phương pháp so sánh

 Phương pháp so sánh là phương pháp đơn giản và áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, cùng một tính chất tương tự nhau.

 Phương pháp so sánh có nhiều dạng:

+ So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch. + So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ các năm.

+ So sánh số liệu với các đối thủ cạnh tranh.

+ So sánh các thông số kỹ thuật - kinh tế của các phương án kinh tế khác.

 Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nét chung, nét riêng của hiện tượng được so sánh. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp quản lý thích hợp và tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

 Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh: Các chỉ tiêu hay kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung và cách xác định.

 Phân tích so sánh gồm có: so sánh số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

+ Số tuyệt đối: là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh như tổng sản lượng, tổng chi phí lưu thông, tổng lợi nhuận. Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy được khối lượng quy mô của hiện tượng kinh tế.

Công thức tính: ΔC = C1 – C0

Với: ΔC – Giá trị biến động tuyệt đối

C1 – Giá trị năm thực hiện so sánh (Số liệu kỳ phân tích). C0 – Giá trị năm liền trước đó (Số liệu kỳ gốc).

+ Số tương đối: là số biểu thị dưới dạng phần trăm, số tỷ lệ hoặc hệ số. Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiện tượng kinh tế, đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh.

Công thức tính: ΔC% = (C1 – C0)/ C0 *100%

CT 1.8 Công thức tính chênh lệch tương đối

+ Số bình quân: là số phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình quân có thể biểu hiện dưới số tuyệt đối (năng xuất lao động bình quân, vốn lưu động bình quân) cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (tỷ suất phí bình quân, tỷ suất doanh lợi).

1.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

 Phương pháp này xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số dưới dạng tích số hoặc thương số. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.

 Khái quát mô hình chung cho phép thay thế liên hoàn: Q0 = a.b.c Q1 = a1.b.c ΔQ1 = Q1 - Q0 = (a1 – a0).b.c Q2 = a1.b1.c ΔQ2 = Q2 - Q1 = a1.(b1 – b0).c Q3 = a1.b1.c1 ΔQ3 = Q3 - Q2 = a1.b1.(c1 – c0) Q3 – Q0 = ΔQ1 + ΔQ2 + ΔQ3

CT 1.9 Phép thay thế liên hoàn 1.3 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm

1.3.1 Mục đích phân tích

Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.

Mục đích của phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh nghiệp của mình, qua đó đánh giá tình hình sản phẩm của doanh nghiệp mình, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá đúng kịp thời của tiêu thụ.

Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm các nhà quản lý có thể:

 Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng về mặt hàng.

 Tìm ra những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ.

 Đề ra những biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.

1.3.2 Phân tích khái quát kết quả tiêu thụ

Để phân tích khái quát về sự biến động kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp trước hết chúng ta phải có được số liệu thực hiện và số liệu kế hoạch của doanh nghiệp đó trong 2 – 3 năm có phát sinh tài chính gần nhất. Những số liệu này là những số liệu tài chính tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như số liệu về hàng tồn kho, số liệu về lượng bán… Bên cạnh đó là các báo cáo tiêu thụ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, bảng giá và catalog của các loại sản phẩm mà doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, các đặc điểm hệ thống phân phối, các chương trình xúc tiến bán.

Sau khi đã có đầy đủ những số liệu và điều kiện phân tích chúng ta sẽ đi so sánh các giá trị thực hiện của kết quả tiêu thụ sản phẩm năm nay với các giá trị thực hiện năm trước đó, với kế hoạch năm nay, với thực hiện năm nay của trung bình ngành, với thực hiện năm nay của đối thủ dẫn đầu, đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Từ những kết quả phân tích đó sẽ là căn cứ để doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh tăng hay giảm nguồn lực và các kế hoạch, chính sách kinh doanh hợp lý.

1.3.3 Phân tích sự biến động kết quả tiêu thụ theo các yếu tố

Sau khi phân tích khái quát các chỉ tiêu kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp cần phải phân tích kết quả tiêu thụ theo các yếu tố để biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiêu thụ và thông qua đó cũng xác định được những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp mình để có những điều chỉnh tập trung hay cắt giảm cho thật sự hợp lý.

 Phân tích kết quả tiêu thụ theo sản phẩm

khách hàng trong từng thời điểm để có những điều chỉnh về sản xuất kinh doanh cho thật hợp lý. Đối với những doanh nghiệp có cơ cấu mặt hàng đa dạng thì việc phân tích kết quả tiêu thụ này lại càng cần thiết hơn.

 Phân tích kết quả tiêu thụ theo thị trường tiêu thụ

Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được khu vực thị trường mục tiêu của mình và các khu vực mà đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược giữ vững thị trường mục tiêu và xâm nhập thị trường mới một cách hợp lý và hiệu quả.

 Phân tích kết quả tiêu thụ theo khách hàng

Khách hàng chính là thị trường, chính là lợi nhuận của doanh nghiệp, và khách hàng cũng hết sức đa dạng với những nhu cầu luôn luôn thay đổi. Để có thể đáp ứng được tối đa các nhu cầu này của khách hàng thì doanh nghiệp cần có những thông tin, những số liệu tổng hợp cụ thể để có thể phân loại khách hàng thân thiết, khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên. Khi phân loại được khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra được những chính sách ưu đãi, những dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, khiến cho khách hàng hài lòng và có nhu cầu mua trở lại.

 Phân tích kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối

Nếu như không đánh giá được hiệu quả tiêu thụ trên từng kênh thì sẽ khiến cho việc kiểm soát nguồn lực là vô hiệu, bởi vì thị trường luôn biến động, và nhu cầu trên từng kênh tiêu thụ sẽ thay đổi theo. Khi doanh nghiệp không chủ động và linh hoạt được trên các kênh thì doanh nghiệp đó sẽ bị đẩy lùi trên thị trường, mất đi khả năng cạnh tranh dẫn đến mất thị phần, doanh thu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty vmep (Trang 25)