Cơ cấu giảng viên theo trình độ đào tạo tính cho năm 2010 và năm 2014 đƣợc trình bày trong bảng 2.6
Bảng 2.6 Cơ cấu giảng viên của trường
Đơn vị: Người STT Trình độ 2010 Tỷ lệ % 2014 Tỷ lệ Ghi chú 1 GS và PGS 10 0,96 15 1,4 3 Tiến sĩ 59 5,6 94 8,8 4 Thạc sĩ 564 54,0 751 70,9 5 Đại học 458 44,0 498 46,5 6 Giảng viên 1.040 1.358
Báo cáo tổng kết năm 2014 của Trường
Kết quả đạt đƣợc
Từ năm 2010 đến năm 2014 Trƣờng đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã cử đi học ở trong nƣớc và nƣớc ngoài với kết quả nhƣ sau:
Số GS và PGS tăng lên là 10 ngƣời. Tiến sỹ tăng thêm 35 ngƣời.
Thạc sỹ tăng 187 ngƣời. Đại học tăng 40 ngƣời.
Từ bảng 2.6, tỷ lệ GS và PGS trên tỷ lệ giảng viên năm 2010 chiếm 0,96 %, năm 2014 chiếm 1,4%.
Tỷ lệ tiến sỹ năm 2010 trên tỷ lệ giảng viên chiếm 5,6% và năm 2014 chiếm 8,8%.
Tỷ lệ thạc sỹ năm 2010 là 54,0 % và năm 2014 chiếm 70,9%. Nếu theo quy định 40% giảng viên đại học có bằng thạc sỹ thì trƣờng đã đủ tiêu chuẩn. Còn tỷ lệ tiến sỹ phải là 25% thì trƣờng chƣa đạt đƣợc
Xét về trình độ giảng viên thì so với chỉ tiêu đặt ra của bộ GD&ĐT, Trƣờng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một khoảng cách khá xa mới đạt đƣợc, đặc biệt giảng viên cao cấp (TS, GS), việc thu hút giảng viên có trình độ cao về giảng dạy tại Trƣờng gặp nhiều khó khăn, một phần do nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trƣờng đó là công tác tuyển dụng, tuyển chọn giảng viên chƣa đƣợc thực hiện một cách khoa học, cụ thể nhƣ sau:
+ Kế hoạch tuyển dụng trong ngắn hạn, dài hạn không đƣợc tính toán cụ thể + Thời gian tuyển dụng không tập trung, mang tính bột phát.
+ Thông tin tuyển dụng đến các ứng viên rất hạn chế, thông thƣờng ứng viên phải đến trƣờng để hỏi trực tiếp ban lãnh đạo cơ sở, nếu khi đó trƣờng có nhu cầu thì ứng viên sẽ gửi lại hồ sơ.
+ Quy trình tuyển dụng đƣợc thực hiện theo các bƣớc rất đơn giản: Tiếp nhận hồ sơ, chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn và quyết định tuyển dụng.
Để nâng cao trình độ cho giảng viên nhà trƣờng đã tạo điều kiện cho giảng viên đi học cao học hoặc NCS ở trong và ngoài nƣớc. Thực tế trƣờng đã hợp tác với một số trƣờng đại học của Bỉ, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Canada…để xin học bổng cho giảng viên đi làm NCS, cao học. Năm 2010 trƣờng hợp tác với đại học Soongsil Hàn Quốc mở 1 lớp thạc sỹ quản trị kinh doanh, có rất nhiều giảng viên đã hoàn thành khoá học. Dự án đào tạo 40 tiến sỹ cho trƣờng ĐHCNTP.HCM do trƣờng đại học Hồ Nam của Trung Quốc tài trợ, đến nay trƣờng có 30 NCS đang học tập tại các trƣờng hợp tác.
Năm 2012, nhà trƣờng đã triển khai công tác tuyển sinh đào tạo 2 chuyên ngành thạc sĩ: QTKD và Môi trƣờng trong và ngoài nƣớc với 350 thí sinh dự tuyển. Đã tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo và bảo đảm chất lƣợng các lớp thạc sĩ liên kết với Bỉ, Hàn Quốc, lớp thạc sĩ quản lý Môi trƣờng.
Kết quả tuyển sinh: đã có 315 thí sinh trúng tuyển chƣơng trình cao học, 53 thí sinh trúng tuyển chƣơng trình thạc sĩ trong nƣớc, 39 thí sinh trúng tuyển vào
chƣơng trình với Bỉ và 223 thí sinh trúng tuyển chƣơng trình liên kết với Soongsil ( Hàn Quốc).
Tổ chức đào tạo: Đối với các lớp thạc sỹ QTKD liên kết với Đại học Soongsils, thƣờng xuyên tổ chức các buổi kiểm tra chất lƣợng kiến thức chung và Anh văn chuyên ngành. Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị khai giảng các lớp thạc sỹ QTKD liên kết ĐH Soongsil khóa mới đang dần hoàn tất.
- Tổ chức các lớp học chuyển đổi dành cho các học viên cao học chuyên ngành gần với đào tạo theo đúng quy chế đào tạo Sau đại học (SĐH).
- Tổ chức học thêm để nâng cao trình độ Anh văn đầu vào cho các lớp liên kết đào tạo, đảm bảo học viên đáp ứng đủ trình độ Anh văn theo khung chuẩn châu Âu B1, B2.
Hạn chế: Công tác quản lý ngƣời học (Thạc sỹ) ở các đơn vị chuyên môn chƣa tốt; chất lƣợng đào tạo chuyên ngành chƣa cao; tiến độ mở một số ngành (đã có kế hoạch) còn chậm.