Cơ cấu giảng viên theo độ tuổi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 52)

Độ tuổi cũng có tác động đến công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên. Độ tuổi trẻ còn hăng hái, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật tốt, năng động không bảo thủ. Độ tuổi cao thì có kinh nghiệm nhƣng tiếp thu chậm và bảo thủ. Khảo sát độ tuổi của giảng viên để phân biệt và có kế hoạch đào tạo và phát triển hợp lý. Cơ cấu độ tuổi của giảng viên điều tra năm 2014, thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2. Bảng phân loại giảng viên theo độ tuổi

Đơn vị tính: Giảng viên

Tuổi 20 - 30 30 - 40 40 - 50 > 50 Tổng

Số lƣợng 215 304 445 394 1358

Tỷ lệ (%) 15,8 22,0 32,7 29,0 100

Trƣờng đại học mới đƣợc thành lập nên đội ngũ giảng viên có tuổi đời còn rất trẻ, độ tuổi trung bình là 31,85. Giảng viên có độ tuổi trên 50 chỉ chiếm 29,0%, giảng viên có độ tuổi từ 20-50 chiếm đến 69,5%. Với đội ngũ giảng viên trẻ là điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công tác giảng dạy và NCKH, đồng thời đội ngũ giảng viên trẻ có nhiều thuận lợi trong việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên sự khó khăn mang lại là kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và tỷ lệ nghỉ việc cao ở giảng viên trẻ vì hiện nay có rất nhiều giảng viên trẻ không có lòng nhiệt huyết, gắn bó với nghề dạy. Giảng viên trên 50 tuổi thƣờng trƣởng thành cả về học vấn, kinh nghiệm và thâm niên công tác làm nòng cốt trong các hoạt động của nhà trƣờng.Một số giảng viên trẻ sau khi nhà trƣờng đã tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho đi đào tạo nhƣng khi học xong đã không quay trở lại phục vụ trƣờng mặc dù nhà trƣờng đã có những ràng buộc cụ thể đối với giảng viên, tỷ lệ này không lớn.

2.2.2.2. Đội ngũ giảng viên phân theo thâm niên

Thâm niên công tác đánh giá kinh nghiệm giảng dạy đƣợc thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3 Bảng phân loại giảng viên theo thâm niên TT Thâm niên công tác (năm) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

1 < 10 165 12,2 2 10 – 20 354 25,5 3 20 – 30 445 32,1 4 > 30 394 29,2 5 Tổng cộng 1358 100 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Trong toàn trƣờng có 1.358 giảng viên (chiếm 73,0%); có thâm niên giảng dạy dƣới 10 năm trong khi chỉ có 165 giảng viên (chiếm 12,2%); có thâm niên giảng dạy từ 10 năm đến 20 năm chiếm 25,5%, đây là một hạn chế lớn cho

công tác đào tạo và phát triển của trƣờng. Số giảng viên này chƣa tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và NCKH, chƣa có kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống sƣ phạm. Một khó khăn lớn đối với cơ sở là số lƣợng giảng viên đƣợc đào tạo tại các trƣờng sƣ phạm rất ít, tập trung chủ yếu ở khoa khoa học cơ bản (giảng dạy các môn ngoại ngữ, chính trị, toán học, vật lý…) còn lại là giảng viên đƣợc đào tạo tại các trƣờng thuộc khối kỹ thuật, kinh tế tập trung chủ yếu ở các khoa: khoa công nghệ và khoa kinh tế vì vậy giảng viên chỉ học qua các lớp đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm ngắn hạn.

Đối với giảng viên có thâm niên từ 30 năm trở lên thì chỉ một số ít có trình độ TS còn lại là giảng viên có trình độ đại học, cao đẳng. Đây là số giảng viên còn lại của trƣờng trung cấp, cao dẳng trƣớc đây. Mặc dù thâm niên cao nhƣng trình độ chuyên môn thấp nên không thể kèm cặp, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên trẻ của cơ sở.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)