Trong bất kỳ trƣờng đại học nào, khi nói đến đào tạo và phát triển thì cũng phải nói đến kết quả nghiên cứu khoa học, đây chỉ tiêu quan trọng bậc nhất để đánh giá cả về lƣợng và chất của đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng đại học đó. Tất nhiên một phần kết quả NCKH của nhà trƣờng cũng có một phần tham gia của HSSV dƣới sự dẫn dắt của giảng viên .
GS, 05 PGS và 14 TS. Hội đồng đã có nhiều nỗ lực trong việc góp ý phản biện các đề tài NCKH cấp nhà nƣớc, cấp bộ, cấp tỉnh và thành phố, cấp trƣờng, cấp khoa. Nhiều giảng viên đã tham gia nhiều đề tài NCKH, một số bài báo đƣợc gửi đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nƣớc góp phần xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng.
Công tác NCKH của giảng viên tại cơ sở chính đạt đƣợc những kết quả cao trong nhiều năm qua, có sự chuyển biến cả về lƣợng và chất. Cụ thể, năm 2007 nhà trƣờng mới chỉ có 01 đề tài cấp nhà nƣớc, 03 đề tài cấp bộ, 06 đề tài cấp trƣờng thì sang đến năm 2013 kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
+ Đề tài cấp nhà nƣớc và nhánh cấp nhà nƣớc: Có 06 đề tài với tổng kinh phí khoảng 15,890 tỷ đồng.
+ Đề tài cấp bộ: Có 04 đề tài với kinh phí 400 triệu đồng
+ Đề tài cấp địa phƣơng (tỉnh, thành phố): Có 68 đề tài với tổng kinh phí khoảng 8,11 tỷ đồng. Đặc biệt có 02 đề tài cung cấp những nghiên cứu mang tính khoa học cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre và một đề tài nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh cây điều của tỉnh Bình Phƣớc.
+ Đề tài cấp trƣờng: 21 đề tài và 4089 mô hình học vụ với tổng số kinh phí lên tới trên 35 tỷ đồng.
+ Tổ chức thành công hội nghị liên kết khoa học lần thứ 3 với các địa phƣơng. + Có 2 bài báo quốc tế, 80 bài báo đăng trên các tạp chí địa phƣơng
Trái ngƣợc hoàn toàn với phong trào tham gia NCKH của giảng viên tại cơ sở chính thì công tác NCKH tại các cơ sở gần nhƣ bị bỏ ngỏ. Các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học rất ít, trong khi hoạt động NCKH là quy định bắt buộc, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của giảng viên. Theo quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên bình quân trong năm học là 1.760 giờ, gồm: giảng dạy 900 giờ, NCKH 500 giờ, hoạt động chuyên môn 360 giờ. Mỗi giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ NCKH đƣợc giao ứng với ngạch, chức danh hoặc vị trí công việc, phải công bố kết quả nghiên cứu (sản phẩm, bài báo, đề tài …).
Hội đồng khoa học đã có nhiều nỗ lực trong việc góp ý phản biện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc, cấp bộ, cấp tỉnh và thành phố, cấp trƣờng, cấp khoa, nhiều giảng viên và cán bộ nghiên cứu đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, một số bài báo đƣợc gửi đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nƣớc góp phần xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng.
Đề tài nghiên cứu xây dựng chƣơng trình đào tạo thạc sĩ ngành công nghệ môi trƣờng và quản lý môi trƣờng đã đƣợc Bộ Giáo dục và đào tạo chấp nhận, đang mở ra cho một hƣớng đào tạo mới thạc sĩ ngành khác và tiến tới xin đào tạo tiến sĩ góp phần nâng tầm nhìn và thƣơng hiệu Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học trong trƣờng đại học còn rất hạn chế do thiếu cơ sở vật chất, giảng viên phải giảng dạy quá nhiều. Do không đƣợc ”nhúng” trong môi trƣờng nghiên cứu và sáng tạo nên sinh viên của trƣờng còn thua kém sinh viên các nƣớc trong khu vực về nhạy bén, tính thích nghi vào môi trƣờng công tác.