trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Từ việc đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và căn cứ vào mục tiêu phát triển của trƣờng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau.
3.2.1.Hoàn thiện đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên
Theo nhƣ phân tích ở chƣơng 2 công tác đào tạo và phát triển giảng viên còn thấp một phần do nguyên nhân của công tác tuyển dụng, tuyển chọn: Thông tin tuyển dụng đến các ứng viên còn hạn chế; không có kế hoạch tuyển dụng cụ thể nên công tác tuyển dụng mang tính bột phát; việc kiểm tra trình độ, kỹ năng sƣ phạm của ứng viên chƣa đƣợc thực hiện; số lƣợng tuyển dụng không đƣợc tính toán kỹ lƣỡng ở từng ngành nên có ngành thì giảng viên không đủ tiết dạy trong khi đó có ngành giảng viên vƣợt tiết quá nhiều. Vì vậy nhà trƣờng cần đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên để ngay từ đầu có đƣợc đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng sƣ phạm, có tâm huyết với nghề.
Hiện nay công tác tuyển dụng giảng viên đƣợc thực hiện qua những bƣớc rất đơn giản: Tiếp nhận hồ sơ, chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn và quyết định tuyển dụng. Với cách thức tuyển dụng nhƣ trên hoàn toàn không thích hợp trong công tác tuyển dụng giảng viên vì đối với công việc này ứng viên không những là ngƣời có trình độ chuyên môn cao mà cần phải có kỹ năng sƣ phạm. Để có thể tuyển dụng đƣợc những giảng viên giỏi nhà trƣờng cần thực hiện một quy trình tuyển dụng mang tính
khoa học, nó gồm các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1. Xác định nhu cầu tuyển dụng
Phòng đào tạo kết hợp với phòng tổ chức hành chính của trƣờng căn cứ vào số lƣợng sinh viên hiện tại, kế hoạch tuyển sinh trong năm học kế tiếp để tính toán số lƣợng giảng viên cần thiết. Phòng tổ chức hành chính căn cứ vào số lƣợng giảng viên hiện có để lên kế hoạch tuyển dụng bổ sung trong ngắn hạn và dài hạn.
Bƣớc 2. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng
Phải đƣa ra tiêu chuẩn tuyển dụng rõ ràng về độ tuổi, trình độ, sức khoẻ, phẩm chất đạo đức...của các ứng viên
- Độ tuổi: Dƣới 27 tuổi đối với trình độ đại học, dƣới 50 tuổi đối với trình độ thạc sỹ hoặc tiến sỹ.
- Giới tính: Nam, nữ - Trình độ chuyên môn
+ Sau đại học phù hợp với chuyên ngành dự tuyển
+ Tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung, loại giỏi hoặc loại khá có điểm trung bình học tập > 7,5; phù hợp với chuyên ngành dự tuyển.
- Trình độ tin học, ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ C trở lên, sử dụng thành thạo vi tính.
- Yêu cầu khác: Lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe, ngoại hình cân đối, có khả năng trong giảng dạy và NCKH, khả năng giao tiếp tốt. Không bị khuyết tật về hình thể, nói không rõ ràng, nói lắp, viết sai chính tả.
Bƣớc 3. Đăng thông tin tuyển dụng và thành lập hội đồng tuyển dụng
- Đăng thông tin tuyển dụng rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài, tivi, trang Web của trƣờng và các trang Web việc làm. Ngoài ra trƣờng còn có thể cung cấp thông tin tuyển dụng cho ứng viên bằng cách dán thông báo tuyển dụng ở bảng nội bộ của trƣờng, gửi thông báo tuyển dụng tới các trƣờng đại học, các trung tâm giới thiệu việc làm.
- Thành lập hội đồng tuyển dụng gồm
+ Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, trƣởng cơ sở. + Trƣởng phòng tổ chức của trƣờng và của cơ sở. + Trƣởng (phó) của các khoa tại cơ sở.
Để công tác tuyển dụng đảm bảo chất lƣợng thì những thành viên trong hội đồng tuyển dụng phải nhận xét, đánh giá khách quan, công bằng đối với các ứng viên.
Bƣớc 4. Tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ
Phòng tổ chức hành chính tiếp nhận những hồ sơ đảm bảo đúng tiêu chuẩn
(theo như bước 2 đã xây dựng). Sau đó phòng tổ chức hành chính tiến hành chọn lọc hồ sơ theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau:
- Ứng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. - Ứng viên đang học cao học, làm NCS.
- Ứng viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại khá nhất là những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở các DN.
- Ứng viên đủ điều kiện sẽ bƣớc tiếp vào vòng phỏng vấn.
Bƣớc 5. Phỏng vấn
Phỏng vấn là sự tiếp xúc trực tiếp giữa ứng viên và nhà trƣờng nhằm tìm hiểu và trao đổi những thông tin có liên quan trực tiếp đến ngƣời dự tuyển, thông qua phỏng vấn nhà trƣờng đánh giá sơ bộ đƣợc những tiêu chí nhƣ: ngoại hình, tác phong, khả năng nhận thức chung, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng diễn đạt, động cơ thúc đẩy, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc và khả năng tiếp tục bồi dƣỡng, nâng cao trình độ. Đồng thời ứng viên tìm hiểu đƣợc yêu cầu, đặc tính của công việc; cơ chế, chính sách của nhà trƣờng.
Để buổi phỏng vấn đạt hiệu quả, có đủ thông tin để so sánh các ứng viên với nhau thì nhà trƣờng nên áp dụng hình thức phỏng vấn theo bản câu hỏi soạn sẵn với những câu hỏi cơ bản. Ngoài ra những ngƣời trong hội đồng tuyển dụng có thể đƣa ra các câu hỏi, các tình huống khác nhau để tìm hiểu thêm các ứng viên.
Bƣớc 6. Thi tuyển
Những ứng viên đã qua vòng phỏng vấn sẽ đƣợc nhà trƣờng thông báo, cung cấp những tài liệu cần thiết và cho thời gian 15 ngày chuẩn bị để thi tuyển. Việc thi tuyển gồm 4 môn: Viết, ngoại ngữ, tin học và giảng thử.
Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh - trình độ C Môn tin học: Tin học văn phòng
Môn viết gồm những vấn đề cơ bản: Chính sách, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển GD&ĐT; các bộ luật, pháp lệnh, quy định đối với công tác giáo dục đào tạo trong trƣờng đại học.
Giảng thử: Ứng viên sẽ giảng thử chuyên đề đã đƣợc chuẩn bị, qua đó ban giám khảo sẽ đánh giá về nội dung chuyên môn, phƣơng pháp sƣ phạm và kỹ năng xử lý tình huống sƣ phạm của ứng viên.
Thang điểm cho từng môn thi là 100, mỗi môn thi ứng viên đều phải đạt từ 50 điểm trở lên sẽ đƣợc xem xét. Ngƣời trúng tuyển lấy từ ngƣời có điểm số cao nhất trở xuống cho tới khi hết chỉ tiêu tuyển dụng.
Bƣớc 7. Ra quyết định tiếp nhận giảng viên mới
Trƣởng phòng tổ chức hành chính ra quyết định tiếp nhận giảng viên mới sau đó chuyển về các khoa chủ quản để thực hiện quản lý, kèm cặp, đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên. Để giúp giảng viên mới hoà nhập vào môi trƣờng làm việc khoa chủ quản cần bố trí giảng viên có kinh nghiệm để kèm cặp, hƣớng dẫn và nhà trƣờng cần cung cấp các thông tin ban đầu cho giảng viên bao gồm:
- Thông tin về nhà trƣờng: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo, hệ đào tạo, loại hình đào tạo, chiến lƣợc phát triển của trƣờng trong những năm tới….
- Bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc dành cho giảng viên. - Vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và cơ hội cho giảng viên.
Bƣớc 8. Ký hợp đồng lao động
Nhà trƣờng nên thực hiện ký kết hợp đồng theo từng giai đoạn cụ thể để gắn chặt trách nhiệm của giảng viên đối với nhà trƣờng trong công tác giảng dạy, NCKH đồng thời giảng viên có ý thức cao hơn trong việc tự học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ. Nhà trƣờng nên phân rõ nhiệm vụ của giảng viên theo từng loại hợp đồng lao động nhƣ sau:
a. Hợp đồng lao động thử việc
Hợp đồng này chỉ áp dụng đối với những giảng viên có trình độ đại học, chƣa có kinh nghiệm trong giảng dạy. Trong thời gian thử việc 12 tháng, ngƣời thử việc phải xây dựng và thực hiện chƣơng trình, kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ của giảng viên dƣới sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của đơn vị và của cán bộ đƣợc phân công hƣớng dẫn.
Những nhiệm vụ chính và kết quả phải đạt được đối với người thử việc.
- Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập… thuộc chuyên môn phụ trách và liên quan. Chuẩn bị và tập sự công tác giảng dạy và những công việc liên quan.
- Học tập nắm vững các quy chế về giáo dục đào tạo, lý luận giáo dục đại học và sử dụng thành thạo các phƣơng tiện, thiết bị dạy học hiện đại.
- NCKH, học tập chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và ôn thi cao học.
Hết thời gian thử việc, ngƣời thử việc phải làm báo cáo tự đánh giá chi tiết kết quả thực hiện công tác. Cán bộ hƣớng dẫn lập báo cáo đánh giá chi tiết kết quả thực hiện các mặt công tác và rèn luyện của ngƣời thử việc (Phẩm chất đạo đức; năng lực, trình độ, kết quả làm việc và học tập; ý thức tổ chức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của cơ quan; chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; tinh thần hợp tác và phối hợp với đồng nghiệp trong công việc). Khoa chủ quản họp đánh giá kết quả và mức độ hoàn thành công tác thử việc và làm văn bản đề nghị trƣờng xét công nhận hoặc không công nhận hoàn thành thử việc của giảng viên.
Hội đồng tuyển dụng trƣờng xét duyệt và kiến nghị với hiệu trƣởng quyết định bổ nhiệm vào ngạch giảng viên và ký tiếp hợp đồng lao động có thời hạn lần thứ nhất đối với những ngƣời hoàn thành yêu cầu thử việc, quyết định chấm dứt tuyển dụng đối với những ngƣời không đạt yêu cầu thử việc.
b. Hợp đồng lao động có thời hạn lần thứ nhất
Trong thời gian hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm lần thứ nhất, giảng viên phải xây dựng và thực hiện chƣơng trình, kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ dƣới sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của đơn vị.
Những nhiệm vụ chính và kết quả phải đạt được trong thời gian này là:
Đối với người có trình độ tiến sỹ:
- Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác giảng dạy và các công việc liên quan.
- Tích cực NCKH, học tập chuyên môn, ngoại ngữ để nâng cao trình độ.
- Chậm nhất sau 3 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ nhất, giảng viên phải đảm nhiệm tốt công tác giảng dạy; có công trình, bài báo khoa học hoặc sách đƣợc công bố.
Đối với người có trình độ thạc sỹ:
- Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác giảng dạy và các công việc liên quan.
- Tích cực NCKH, học tập chuyên môn, ngoại ngữ để nâng cao trình độ.
- Sau 3 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ nhất, phải đảm nhiệm đƣợc công tác giảng dạy đại học, chuẩn bị dự tuyển NCS.
Đối với người có trình độ đại học:
- Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác trợ giảng hoặc giảng dạy và các công việc liên quan.
- Sau 3 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ nhất, tối thiểu phải đảm nhiệm đƣợc công tác giảng dạy ở bậc trung cấp, cao đẳng; trợ giảng bậc đại học và phải thi đỗ đầu vào cao học.
Hết thời hạn hợp đồng 3 năm, các giảng viên phải làm kiểm điểm tự đánh giá chi tiết kết quả thực hiện công tác theo các tiêu chí đã nêu trên để bộ môn, khoa và trƣờng xem xét ký hợp đồng có thời hạn 3 năm lần thứ hai.