Đây là mô hình quản lý dựa trên sự hợp tác giữa nhà trƣờng với các cá nhân giảng viên mà trong đó cả hai phía đều chịu trách nhiệm trong việc nâng cao CLGV. Để có đƣợc sự hợp tác này mỗi bên đều phải tôn trọng nhu cầu, sáng kiến của nhau và cùng nhau cân nhắc để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Đối với nhà quản lý cần hạn chế việc can thiệp, ra lệnh mà đảm bảo điều kiện cho giảng viên nâng cao chất lƣợng. Về phía giảng viên phải tiếp nhận điều đó, ngoài việc đáp ứng nhu cầu phát triển bản thân thì giảng viên phải coi mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu của nhà trƣờng nhƣ chính của bản thân mình.
Việc bồi dƣỡng, phát triển giảng viên cần một sự đổi mới thực chất và hiệu quả hơn là những hô hào, sáo rỗng nên cần có một chế độ pháp lý đối với giảng viên sao cho việc phát triển nghề nghiệp của giảng viên không phải là chuyện của cá nhân mà là chiến lƣợc phát triển chung của nhà trƣờng, nhà trƣờng phải có trách nhiệm, phải coi việc đó là bắt buộc, là vấn đề sống còn, là giá trị, thƣơng hiệu của nhà trƣờng.
Theo nhƣ phân tích trong chƣơng 2, nhu cầu đƣợc học tập để nâng cao trình độ của giảng viên tại cơ sở phía Bắc rất lớn. Tuy nhiên giảng viên lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là thời gian, kinh tế và chính sách hỗ trợ của nhà trƣờng. Vì vậy, để giảng viên có điều kiện học tập để nâng cao trình độ, tham gia NCKH thì nhà trƣờng cần phải có biện pháp hỗ trợ cho giảng viên.
Đối với nhà trường cần tiến hành các hoạt động sau:
Nhà trƣờng cần phân rõ trình độ mà giảng viên phải đạt đƣợc theo từng giai đoạn của hợp đồng, để giảng viên tự ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc nâng cao trình độ, năng lực của bản thân.
Thứ hai, bố trí thời gian làm việc, giảng dạy của giảng viên hợp lý.
Hiện nay so với các trƣờng đại học trong cả nƣớc thì quy định giờ dạy của giảng viên ở trƣờng ĐHCNTP.HCM ở mức rất cao 450 tiết/năm. Ngoài ra giảng viên còn phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhƣ coi kiểm tra giữa kỳ, coi thi, làm công tác chủ nhiệm, hƣớng dẫn thực tập…vì vậy có rất ít thời gian để đi học nâng cao trình độ, tham gia NCKH. Theo nhƣ phiếu thăm dò dành cho giảng viên thì nguyện vọng chủ yếu của giảng viên là đƣợc giảm định mức giờ dạy.
Thứ ba, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho giảng viên
Hiện tại nhà trƣờng chƣa có sự hỗ trợ tích cực cho giảng viên khi giảng viên tự túc tham gia các khoá đào tạo mà vẫn coi đó là trách nhiệm của giảng viên. Đối với giảng viên tại các cơ sở sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều vì đa số giảng viên khi muốn đi học để nâng cao trình độ phải lên Hà Nội. Việc đi lại khó khăn buộc giảng viên phải lựa chọn giữa công việc và học tập.
- Nếu giảng viên lựa chọn lớp học vào buổi tối thì giảng viên bắt buộc phải tạm dừng công việc ở trƣờng, do nhà trƣờng không hỗ trợ kinh phí nên giảng viên phải tìm cho mình một công việc để có tiền chi trả cho việc học, vì vậy rất nhiều trƣờng hợp khi học xong đã không quay trở về phục vụ cho trƣờng.
- Nếu giảng viên lựa chọn lớp học vào ngày cuối tuần, giảng viên vẫn có thể tham gia giảng dạy để đƣợc hƣởng nguyên lƣơng nhƣng chi phí đi lại, ăn ở vào những ngày đi học cũng rất lớn.
Để khuyến khích giảng viên nhà trƣờng nên có các biện pháp hỗ trợ nhƣ sau:
- Hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho giảng viên đi học cao học hoặc làm NCS nếu trong thời gian đi học không tham gia công tác giảng dạy.
- Giảm 50% số tiết dạy cho giảng viên đi học cao học hoặc làm NCS nếu trong thời gian đi học vẫn tham gia công tác giảng dạy.
Cả hai biện pháp hỗ trợ trên nhà trƣờng phải kèm theo điều kiện khi học xong phải về làm việc tại trƣờng khoảng thời gian tối thiểu gấp 3 lần thời gian đi học, nếu vi phạm sẽ phải bồi thƣờng toàn bộ chi phí đào tạo.
Thứ tƣ, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu
tham khảo cho giảng viên.
Thứ năm, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên
Để công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên phát huy hiệu quả, nhà trƣờng cần tiến hành các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1. Phải xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên
Các phòng ban chức năng căn cứ vào mục tiêu, định hƣớng phát triển của nhà trƣờng kết hợp với việc rà soát CLGV hiện tại để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên trong ngắn hạn và dài hạn. Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng bao gồm:
- Số lƣợng giảng viên cần đào tạo, bồi dƣỡng ở từng bộ môn, từng khoa.
- Lĩnh vực cần đào tạo, bồi dƣỡng cho giảng viên (chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…).
- Thời gian thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng (ngắn hạn, dài hạn).
+ Đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn nhằm mục đích phổ biến, nâng cao kiến thức cho giảng viên trong các lĩnh vực: nghiệp vụ sƣ phạm, ngoại ngữ, tin học, chuyên đề, chuyên môn nghiệp vụ…
+ Đào tạo, bồi dƣỡng dài hạn nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn để giảng viên làm việc có hiệu quả hơn: Học cao học, làm NCS…
- Kinh phí cho khoá đào tạo, bồi dƣỡng: Của nhà trƣờng, của giảng viên, kinh phí nhà nƣớc, nguồn tài trợ bên ngoài…
Khi lên kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho giảng viên cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
và cũng là công tác trọng tâm của giảng viên.
+ Không làm ảnh hƣởng tới kế hoạch đào tạo của trƣờng.
+ Lĩnh vực giảng viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng phải phù hợp với chuyên môn của giảng viên để phục vụ cho các hoạt động giảng viên.
+ Kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể để giảng viên tham gia một cách tích cực, tự giác.
Bƣớc 2. Xác định nội dung đào tạo, bồi dƣỡng
- Trình độ chuyên môn
Hiện tại trong 108 giảng viên tại cơ sở phía Bắc thì có 37 giảng viên có trình độ đại học, cao đẳng do đó số lƣợng giảng viên có nhu cầu học tập, nâng cao trình độ là rất lớn. Để chuẩn hoá đội ngũ giảng viên theo mục tiêu hƣớng tới của nhà trƣờng, trƣớc mắt cần phải tập trung đào tạo, bồi dƣỡng những giảng viên trên.
Để nâng cao trình độ chuyên môn nhà trƣờng nên thực hiện các công việc sau:
+ Đối với những giảng viên có trình độ đại học, đã đƣợc tuyển dụng vào từ 2 năm trở về trƣớc nhà trƣờng yêu cầu giảng viên phải tự ôn luyện để thi cao học, đến năm 2015 tất cả những giảng viên đó phải có đầu vào cao học, giảng viên nào không đáp ứng yêu cầu nhà trƣờng sẽ chấm dứt hợp đồng. Trong thời gian ôn thi, nhà trƣờng sẽ bố trí thời gian giảng dạy cho giảng viên hợp lý, miễn cho giảng viên một số hoạt động nhƣ coi kiểm tra, coi thi, hƣớng dẫn thực tập…
+ Đối với những giảng viên hiện có trình độ cao đẳng, nhà trƣờng không bố trí giảng dạy lý thuyết mà chỉ đƣợc hƣớng dẫn thực hành. Những giảng viên này nhà trƣờng cũng phải giới hạn thời gian để giảng viên đi học lên trình độ cao hơn. Nhà trƣờng cƣơng quyết không ký tiếp hợp đồng với những giảng viên không có ý thức tự vƣơn lên mặc dù độ tuổi còn trẻ, vẫn có điều kiện để tham gia các khoá đào tạo.
+ Liên kết với một số trƣờng đại học nhƣ ĐHBK Hà Nội, ĐHKTQD, ĐH nông nghiệp I…để mở các lớp cao học, đào tạo một số chuyên ngành chính nhƣ kế toán, quản trị kinh doanh, điện - điện tử, cơ khí…Nếu làm tốt công tác này thì đội ngũ giảng viên của cơ sở phía Bắc sẽ nhanh chóng đƣợc chuẩn hoá, mặt khác tạo
điều kiện cho giảng viên vừa có thể học tập mà vẫn tham gia đƣợc công tác giảng dạy tại trƣờng.
+ Hiện tại nhà trƣờng đã xin đƣợc rất nhiều học bổng đi học cao học ở nƣớc ngoài cho giảng viên nhƣng do trình độ ngoại ngữ của giảng viên tại các cơ sở rất kém nên không tham gia đƣợc các khóa học này. Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng với ban lãnh đạo cơ sở khuyến khích những giảng viên có điều kiện cần tập trung ôn luyện ngoại ngữ để đủ điều kiện tham gia các khoá học ở nƣớc ngoài và kế hoạch trong dài hạn sẽ có nhiều giảng viên tiếp tục làm NCS ở nƣớc ngoài.
Ngoài ra những giảng viên tự xin đƣợc học bổng đi học ở nƣớc ngoài hoặc thi đỗ đầu vào cao học trƣớc thời gian quy định của nhà trƣờng thì nhà trƣờng phải có chính sách khen thƣởng kịp thời để khuyến khích, tạo động lực cho giảng viên.
- Trình độ nghiệp vụ sư phạm
Trƣờng đã phối hợp với một số trƣờng đại học sƣ phạm mở các lớp nghiệp vụ sƣ phạm bậc 2 cho giảng viên Nhƣng các kỹ năng sƣ phạm của giảng viên đƣợc tích luỹ chủ yếu qua kinh nghiệm thực tế, khi đƣợc bồi dƣỡng có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm giảng viên có thể tự tin truyền đạt kiến thức cho sinh viên dễ hiểu, dễ nhớ, tạo sự hứng thú trong giờ học.
Về trình độ nghiệp vụ sƣ phạm nhà trƣờng cần quan tâm hơn nữa đối với vấn đề sau:
+ Mỗi kỳ một lần tổ chức buổi hội thảo bàn về phƣơng pháp giảng dạy cho giảng viên.
+ Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi trong toàn trƣờng để qua đó lựa chọn giáo viên đi tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia…
+ Mỗi năm một lần tổ chức giao lƣu trực tuyến giữa các giảng viên tại các cơ sở của trƣờng để bàn bạc, chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm về phƣơng pháp giảng dạy và xử lý các tình huống sƣ phạm trong thực tế.
- Trình độ tin học, ngoại ngữ
thế này để nâng cao trình độ tin học cho giảng viên nhƣng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả vì ý thức học tập của giảng viên chƣa cao và nhà trƣờng chƣa đƣa ra những quy định cụ thể.
Để hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng tin học cho giảng viên đạt kết quả nhà trƣờng cần làm tốt những công việc sau:
+ Kiểm tra trình độ tin học văn phòng, kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý đào tạo của toàn bộ giảng viên tại cơ sở.
+ Khoa CNTT căn cứ vào kết quả kiểm tra, xây dựng chƣơng trình đào tạo để trình ban lãnh đạo cơ sở phê duyệt.
+ Khoa CNTT bố trí giảng viên, lịch học, phòng học để thông báo đến các khoa. + Kiểm tra kết quả đạt đƣợc của giảng viên sau khi khoá học kết thúc, so sánh với kết quả kiểm tra trƣớc khoá học để đánh giá hiệu quả. Đặc biệt những giảng viên chƣa đạt yêu cầu, ban lãnh đạo cơ sở yêu cầu giảng viên phải tự học và sau 01 tháng nhà trƣờng sẽ kiểm tra lại.
Về trình độ ngoại ngữ: Yêu cầu của Bộ GD&ĐT về trình độ ngoại ngữ của
giảng viên ngày càng cao, giảng viên phải đáp ứng đƣợc trình độ ngoại ngữ qua các chứng chỉ quốc tế. Giảng viên tại cơ sở, nhất là những ngƣời chƣa đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, phải phấn đấu chuẩn bị tốt kiến thức ngoại ngữ để đi học trên đại học
(chủ yếu ở nước ngoài) trong thời gian sớm nhất. Ngoài việc giảng viên phải tự bồi dƣỡng, nhà trƣờng cần lập kế hoạch cụ thể để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên bằng cách hợp tác với một số trƣờng đại học có uy tín về đào tạo ngoại ngữ để họ xây dựng chƣơng trình học và bố trí giảng viên về giảng dạy. Sau khoá học những giảng viên đạt yêu cầu (TOFEL từ 450 điểm trở lên) đƣợc nhà trƣờng hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, nếu không đạt yêu cầu nhà trƣờng chỉ hỗ trợ từ 30% - 50%.
- Công tác NCKH
Công tác NCKH trong trƣờng đại học không nên để tự phát mà rất cần đƣợc quy định cụ thể hoá trong các văn bản, quy chế, điều lệ nhà trƣờng. Dựa trên các
văn bản của Bộ GD&ĐT nhƣ: Điều lệ trƣờng đại học và các quy định về tiêu chuẩn, chế độ, kiểm định đánh giá chất lƣợng trƣờng đại học… các trƣờng xây dựng quy định chế độ làm việc của giảng viên, tiêu chuẩn đánh giá CLGV một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện, đặc thù của nhà trƣờng. Thay đổi, bổ sung các quy định NCKH trong trƣờng đại học cho phù hợp với thực tiễn; nghiên cứu chế độ, quy chế hoạt động NCKH công nghệ chú ý đến chất lƣợng, hiệu quả thực tế nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài; tạo điều kiện về mặt pháp lý để giảng viên có thể độc lập nghiên cứu, hoặc hợp tác nghiên cứu những đề tài cấp cao, có nguồn kinh phí dồi dào. Thời gian làm việc của giảng viên cần đƣợc xem xét hợp lý, tránh quá tải gây áp lực khiến giảng viên không tập trung nghiên cứu và giảng dạy.
Để làm tốt công tác NCKH nhà trƣờng cần phải thực hiện các công việc sau:
+ Phát triển phong trào thi đua NCKH kết hợp đồng thời với phong trào dạy tốt học tốt. Nhà trƣờng và các đoàn thể thƣờng xuyên duy trì và phát động các phong trào thi đua có hiệu quả, tức là phát triển một không gian khoa học, trân trọng, tôn vinh con ngƣời và sản phẩm của tƣ duy sáng tạo. Nhà trƣờng vừa là môi trƣờng nghiên cứu nhƣng cũng vừa là môi trƣờng triển khai nhiệm vụ phát triển nghiên cứu, coi đột phá, sáng tạo là mục tiêu phát triển và khẳng định vị thế nhà trƣờng. Hoạt động thi đua NCKH cần đƣợc đẩy mạnh, gắn sát với lợi ích cá nhân nhằm tận dụng, phát huy tiềm năng nghiên cứu đối với cán bộ giảng dạy bằng các hình thức nhƣ: thành lập quỹ khen thƣởng NCKH, tài năng trẻ, tổ chức buổi toạ đàm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nghiên cứu có chất lƣợng…
+ Coi hoạt động NCKH là hoạt động không thể thiếu đƣợc của giảng viên. Nếu giảng viên không tự nguyện tham gia NCKH thì nhà trƣờng phải có các biện pháp bắt buộc đối với giảng viên nhất là những giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên tham gia vào các đề tài, viết sáng kiến kinh nghiệm, bài báo khoa học…
+ Tại các cơ sở chủ yếu là giảng viên trẻ vì vậy nhà trƣờng cần phân công các GS, PGS, TS, giảng viên chính, giảng viên cao cấp…hƣớng dẫn giảng viên trẻ trong các đề tài NCKH.
+ Nhà trƣờng hỗ trợ thêm kinh phí, thời gian, tài liệu, cơ sở vật chất…để tạo mọi điều kiện cho giảng viên tham gia NCKH. Ngoài ra nhà trƣờng nên tăng cƣờng sự hỗ trợ của cơ sở, của các khoa và trung tâm để tạo ra phong trào thi đua trong hoạt động NCKH giữa các cơ sở, giữa các khoa trong toàn trƣờng.
+ Giảng viên tham gia NCKH là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật giảng viên vào cuối năm.
Bƣớc 3. Tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dƣỡng
Sau mỗi khoá đào tạo, bồi dƣỡng nhà trƣờng nên kiểm tra đánh giá nhằm mục đích xác định kết quả thu đƣợc của mỗi giảng viên, đồng thời nhắc nhở giảng viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Hiện nay, công việc này trong nhà trƣờng đang bị bỏ ngỏ, nhà trƣờng thƣờng ít quan tâm tới việc giảng viên thu lƣợm đƣợc gì sau mỗi khoá đào tạo, bồi dƣỡng và ứng dụng nó nhƣ thế nào vào công việc hàng ngày.