PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích biến động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 62)

4.1.1 Hình thức trả lương và nguyên tắc trả lương

4.1.1.1 Hình thức trả lương

Ở Công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, căn cứ vào hợp đồng lao động, tiền lương phải trả nhân viên được trả cố định hàng tháng trên cơ sở hệ số lương, các khoản phụ cấp tính theo lương và mức lương tối thiểu, việc chi trả lương do thủ quỹ thực hiện căn cứ vào các chứng từ “Bảng thanh toán tiền lương”, “ Bảng chấm công” và “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các khoản khác cho nhân viên trong Công ty.

Căn cứ vào nghị định số 98/ NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam thuê mướn lao động.

Tiền lương cơ bản là tiền lương vận dụng theo thang lương, bảng lương do nhà nước quy định theo từng năm. Tiền lương nay được Công ty chọn làm căn cứ để đóng BHXH, BHYT và thực hiện chính sách cho người lao động (thôi việc, mất việc, nghỉ hưu… theo quy định của bộ luật lao động. Tiền lương cơ bản được trả một lần vào cuối tháng.

Lương cơ bản = Lương tối thiểu x Hệ số lương cơ bản

Tiền lương = Lương cơ bản + Phụ cấp

Tiền lương thực lĩnh = Tiền lương - (BHXH+BHYT+BHTN)

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, để nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả làm việc cũng như tạo sự công bằng giữa các công nhân viên Công ty còn áp dụng hình thức chấm công hàng tháng sử dụng bảng chấm công. Nếu công tháng là 31 thì tỷ lệ thực lĩnh là 100%. Do đó ta có công thức:

Tiền lương

thực lĩnh = [Tiền lương - (BHXH+BHYT+BHTN)] x

Tỷ lệ thực lĩnh

Đối với lương tháng 13 công ty vẫn áp dụng công thức tính:

Tổng số tháng làm việc tại Công ty Lương tháng 13 = 12 x Lương thực lĩnh 4.1.1.2 Các nguyên tắc trả lương

- Phải trả đủ lương và phụ cấp cho CBCNV của Công ty theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi CBCNV được hưởng lương theo quyết định 28/CP ngày 28/03/1997, thông tư số 05/2002/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ lao động thương binh xã hội và công văn 4320/BLĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 về quy định tiền lương và điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp, sinh hoạt phí…

- Các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương và các chế độ khuyến khích khác có thể được thoã thuận trong hợp đồng lao động hay khế ước lao động tập thể hoặc được quy định trong quy chế của Công ty.

- Tuỳ theo đặc điểm của Công ty mà lợi nhuận hàng năm của đơn vị, người sử dụng lao động có thể trích ra để thưởng cho người lao động đã lao dộng từ một năm trở lên theo quy chế Công ty.

- Người lao động được tạm ứng lương theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

- Theo quy định của pháp luật người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo việc trả công và an toàn cho người lao động.

- Người lao động có quyền biết lý do mọi khoản khấu trừ về lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với công đoàn cơ sở và người lao động.

- Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc, theo số lượng sản phẩm hoàn thành.

- Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian ngừng việc vì lý do khách quan như: bão lụt, không có nguyên vật liệu, hoặc nghỉ phép theo quy định hay đi học, họp…

- Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương cơ bản đó là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn.

Công thức tính lương được xác định như sau: Mức lương tháng = Định mức lương theo quy định x Hệ số chức vụ theo

thang bảng lương quy định +

Phụ cấp

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban ngày:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày

= Tiền lương giờ X 150% 200% 300% x Số giờ thực tế làm them

Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ Luật Lao Động. Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì Công ty chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thục trả của công việc đang làm nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 100% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, 200% nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm (từ 22h đến 6h đối với các tỉnh phía Bắc, 21h đến 5h các tỉnh phía Nam).

Tiền lương làm

việc vào ban đêm =

Tiền lương giờ

thực trả x 130% x

Số giờ làm việc vào ban đêm

Trong đó: Mức lương tháng Mức lương tháng = 26 Mức lương ngày Mức lương giờ = 8

Trường hợp điều động công nhân từ công việc này sang công việc khác hoặc giao việc trái nghề thì tính lương như sau:

- Công nhân làm việc có tính cố định, có cấp bậc kỹ thuật cao hơn cấp bậc công việc được giao từ hai bậc trở lên, phải đảm bảo hoàn thành định mức công việc được giao.Công nhân làm việc không có tính chất cố định, giao việc gì hưởng lương việc ấy.

- Trường hợp công nhân làm ra sản phẩm hỏng, xấu theo nguyên nhân khách quan thì được trả lương theo thời gian hoặc theo sản phẩm. Công nhân làm ra sản phẩm hỏng quá tỷ lệ, do chủ quan gây nên thì không được trả lương và còn phải bồi thường thiệt hại, công nhân làm ra sản phẩm xấu quá tỷ lệ thì được trả lương theo sản phẩm của cấp sản phẩm đó

- Trường hợp Công ty ngừng sản xuất bất thường, Công ty bố trí cho công nhân làm việc khác và tính trả lương theo công việc được giao. Nếu Công ty không bố trí được công việc thì công nhân nghỉ hưởng 70% lương cấp bậc hoặc theo khả năng chi trả của Công ty.

Ngoài tiền lương cán bộ công nhân Công ty còn được hưởng các chế độ khác như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN… theo luật định. Trong quá trình làm việc tại Công ty công nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tác còn được hưởng các khoản tiền thưởng. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành như:

- Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hệ quả kinh tế cụ thể để xác định

4.2 HỆ THỐNG CHỨNG TỪ VÀ THỦ TỤC LUÂN CHUYỂN 4.2.1 Hệ thống chứng từ 4.2.1 Hệ thống chứng từ

4.2.1.1 Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng

4.2.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ

Hình 4.1. Lưu đồ luân chuyển chứng từ

Ghi chú:

Bắt đầu và kết thúc: Chứng từ, báo cáo: Các phòng ban: Xử lý bằng tay: Xử lý bằng máy: Quy trình luân chuyển:

Phòng nhân sự Kế toán tổng hợp Thủ quỹ

A Bảng lương Bảng chấm công Phiếu chi Lập bảng lương tổng hợp phải trả Xét duyệt Tính lương và lập bảng lương Bảng lương Bảng lương Tính lương Bảng lương TH phải trả Phiếu chi đã duyệt Bắt đầu Trích các khoản trích theo lương phải trả

Bảng lương TH phải trả

Phiếu chi

Sổ

GĐ xét duyệt và ký Nhập liệu vào máy A

Phiếu chi Phiếu chi

Phát lương

Diễn giải lưu đồ:

- Bộ phận chấm công thực hiện việc chấm công hàng ngày cho công nhân viên, cuối tháng tính lương và lập bảng tính lương.

- Sau khi lập bảng lương, bộ phận kế toán tổng hợp dựa vào bảng lương của bộ phận chấm công gửi sang để lập bảng lương tổng hợp phải trả.

- Sau khi có bảng lương tổng hợp phải trả, bộ phận kế toán tổng hợp trích các khoản trích theo lương phải trả như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Sau đó lập bảng lương tổng hợp phải trả và phiếu chi. Từ bảng lương tổng hợp phải trả kế toán nhập giữ liệu vào máy và đưa ra sổ sách sau đó chuyển cho giám đốc xét duyệt và ký.

- Kế toán tổng hợp sau khi trích các khoản trích theo lương và lập bảng lương tổng hợp đồng thời xuất phiếu chi chuyển cho bộ phận thủ quỹ. Khi nhận được phiếu chi do bộ phận kế toán tổng hợp chuyển sang thì bộ phận thủ quỹ lập tức xét duyệt và xuất quỹ đúng và đủ với số tiền trên phiếu chi.

- Sau khi duyệt thủ quỹ chuyển phiếu chi và số tiền được duyệt cho bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự căn cứ vào phiếu chi và bảng lương để phát lương cho công nhân viên. Đồng thời nhân viên nhận lương và ký nhận vào bảng lương đã duyệt.

Nhận xét:

Lưu đồ luân chuyển chứng từ của Công ty nhìn chung hợp lý, phù hợp với mô hình hoạt động của công ty, tương đối rõ ràng theo trình tự các bước. Từ lập bảng chấm công, lập các chứng từ, báo cáo đều đầy đủ theo quy định. Kế toán dựa vào bảng chấm công để quy đổi ra lương cho nhân viên và phát lương một cách dễ dàng. Tuy nhiên công ty không nên chỉ tính lương cho nhân viên theo thời gian mà cần phải khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên thông qua việc tính lương theo sản phẩm, công việc. Cần có quy chế phụ cấp, thưởng rõ ràng và cần phân chia các cấp bậc lương, xử lý và tính lương cấp bậc theo phần mềm kế toán. Nếu được như vậy thì công việc kế toán sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

4.2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ

Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị trực thuộc Công ty hoặc bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào phòng tài chính kế toán của Công ty. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ đó rồi mới làm căn cứ ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Phòng tài chính kế toán tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán từ các đơn vị và bên ngoài gửi đến. Kế toán viên kiểm tra chứng từ kế toán theo trình tự sau: + Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu,các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán.

+ Kiểm tra tính hợp pháp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.

+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...) đồng thời báo ngay cho giám đốc Công ty biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

Sau khi kiểm tra chứng từ xong thì kế toán viên phải chuyển ngay chứng từ đó cho kế toán trưởng.

- Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ hoặc trình giám đốc ký duyệt - Kế toán viên phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, đăng ký và ghi vào sổ kế toán.

- Chứng từ kế toán sau khi được sử dụng thì đưa vào bảo quản và lưu trữ tại phòng kế toán của Công ty. Chứng từ kế toán phải được phòng kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ, chứng từ lưu trữ phải là bản chính (trừ các trường hợp đặc biệt thì phải được ban giám đốc Công ty cho phép).

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRÍCH THEO LƯƠNG

4.3.1 Danh sách cán bộ, công nhân viên công ty

Bảng 4.1. Danh sách cán bộ, CNV công ty Cổ Phần VINAFOR Cần Thơ

STT Họ và Tên Chức danh, nghề nghiệp SĐT Ghi chú KHỐI CB, QUẢN LÝ 01 Lê Uy Vũ TGĐ 02 Phạm Thị Hồng Thắm P. TGĐ 03 Phạm Hữu Tâm PT. NVụ

KHỐI CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

04 Hoàng Thị Nhung P.KTT 05 Huỳnh Thanh Thủy Thủ quỹ 06 Nguyễn Thị Linh KT 07 Nguyễn Thị Kiều Oanh KT 08 Nguyễn. T. Hải Yến KT

KHỐI KINH DOANH

09 Lê Văn Tiến GĐKD

10 Trần Minh Tuấn PGĐKD 11 Nguyễn Chí Toàn NVTT

12 Võ Bích Phượng NVKD

13 Nguyễn Thị Kim Anh NVKD

14 Lâm Ẳn Tâm NVBH

15 Nguyễn.T. Thanh Tuyền NVTT 16 Phạm Minh Thông NVTT

KHỐI SẢN XUẤT

17 Nguyễn P Thanh Tuyền QĐ 18 Nguyễn Thành Danh Thủ kho

19 Phạm Hoài Nam CN XBT

20 Trần Quốc Bảo CNSX

21 Đỗ Ngọc Quyền CNSX

BÃI VLXD

22 Lê Phước Thuấn T Kho 23 Nguyễn Hoàng Quân P kho

24 Võ Minh Trí Lái xe

TÀI XẾ

27 Phan Thanh Tuyền Tài xế 28 Phạm Văn Tiến Tài xế 29 Quách Văn Tính Tài xế 30 Đoàn Trọng Thể Tài xế 31 Nguyễn Thanh Thu Tài xế 32 Lê Ngọc Chúc Tài xế 33 Mai Văn Minh Tài xế

BỐC XẾP

34 Huỳnh Công Luận Bốc xếp 35 Đặng Văn Hột Bốc xếp 36 Bùi Thanh Phong Bốc xếp 37 Nguyễn Hồng Vũ Bốc xếp

(Nguồn: Phòng Tổ chức Tài chính Công ty)

Hình 4.2. Số nhân viên thuộc từng bộ phận trong công ty

Nhận xét:

Từ biểu đồ trên ta thấy số lượng nhân viên của Công ty tập trung chủ yếu ở bộ phận kinh doanh chiếm 8 nhân viên tương ứng với tỷ lệ 21,6%. Nguyên nhân chính khiến Công ty tập trung nhân lực ở bộ phận kinh doanh nhiều nhất là do đây là bộ phận chủ chốt của Công ty nhằm tăng số lượng hàng hóa bán ra, bởi vì bộ phận này bao gồm nhân viên tư vấn, bán hàng và tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng, nhằm nâng cao lợi

nhuận nên Công ty đầu tư số lượng nhân viên tiếp thị để mở rộng thị trường và cạnh tranh với các Công ty khác. Bên cạnh đó bộ phận tài xế cũng chiếm số lượng không nhỏ, với 7 nhân viên tương ứng với tỷ lệ 18,9%. Ta thấy công ty quan tâm nhiều tới chất lượng của công việc, số lượng tài xế nhiều một phần nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của Công ty, nhanh chóng vận chuyển hàng hóa một cách đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất, bãi vật liệu xây dựng, công ty bố trí số lượng người bằng nhau với mỗi bộ phận gồm 5 người chiếm tỷ lệ 13,5%.Bên cạnh đó bộ phận cán bộ, quản lý chủ đạo của Công ty chiếm 3 người với tỷ lệ là 8,2%

Qua cách bố trí nhân sự ta thấy Công ty chú trọng chủ yếu tới khâu kinh doanh, nguồn đầu ra của sản phẩm. Nhìn chung cách bố trí nhân sự của Công ty tương đối hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu đề ra và phù hợp với mô hình của công ty.

4.3.2 Đánh giá tình hình lao động theo trình độ

Chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu sút và hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. Khi người lao động có trình độ thì họ sẽ được quan tâm nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy định cũng như

Một phần của tài liệu phân tích biến động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 62)