8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Ở Lào, ngân hàng được thành lập đầu tiên vào năm 1768. Sau cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thiết lập vào năm 1975. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp mới, Chính phủ đã ra quyết định thành lập ngân hàng đầu tiên với tên gọi : “Ngân hàng nhà nước” và hiện tại với tên gọi : “Ngân hàng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”.
Đến năm 1986, Đảng và Chính phủ đã có chính sách đổi mới, mở cửa với thế giới bên ngoài, mở rộng quan hệ quốc tế sâu rộng để dành được sự tài trợ và đầu tư
vào trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội từng bước ngày càng lớn mạnh. Sau đó, các ngân hàng thương mại kế tiếp được thành lập gồm có : 8 ngân hàng thương mại trên phạm vi toàn quốc, đó là :
- Ngân hàng Lan Xang, có trụ sở chính tại tỉnh Luổng Phạ Bang.
- Ngân hàng A Lun Mày, có trụ sở chính tại tỉnh Xiêng Khoảng.
- Ngân hàng Sệt Thả Thị Lat, có trụ sở chính tại thủ đô Viêng Chăn.
- Ngân hàng Thủ Đô, có trụ sở chính tại thủ đô Viêng Chăn.
- Ngân hàng Lào Mày, có trụ sở chính tại tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khệt.
- Ngân hàng Nam Lào, có trụ sở chính tại tỉnh Chăm pa sắc.
- Ngân hàng Ngoại thương, có trụ sở chính tại thủ đô Viêng Chăn.
- Ngân hàng Xúc tiến Nông nghiệp, có trụ sở chính tại thủ đô Viêng Chăn. Đến năm 1990, Chính phủ đã ra quyết định về cải cách và củng cố hệ thống ngân hàng để có sức mạnh về tài sản, vốn cũng như đội ngũ chuyên viên nghiệp vụ. Từ đó, đã sáp nhập : ngân hàng Lan Xang, ngân hàng A Lun Mày, ngân hàng Sệt Thả Thị Lat thành một ngân hàng duy nhất, có tên gọi : “Ngân hàng Lan Xang” và đồng thời sáp nhập : ngân hàng Thủ Đô, ngân hàng Lào Mày, ngân hàng Nam Lào thành một ngân hàng duy nhất, có tên gọi : “Ngân hàng Lào Mày”.
Đến tháng 4, năm 2003, Chính phủ quyết định sáp nhập ngân hàng Lan Xang và ngân hàng Lào Mày thành: “Ngân hàng Phát triển Lào”, goi tắt : “LDB”, có trụ sở chính tại tòa nhà số : 39, đường Pang Khăm, bản Xiêng Nhưn, quận Chăn thạ bu ly, thủ đô Viêng Chăn, hòm thư : 2700. Hiện nay, ngân hàng Phát triển Lào có tất cả 18 chi nhánh trên phậm vi toàn quốc, đó là các chi nhánh tại: tỉnh Phông Sa ly, tỉnh Luổng Nậm tha, tỉnh U Đôm Xay, huyện Huội Sai, tỉnh Luổng Phạ Bang, tỉnh Xay Nha Bu ly, huyện Sậm Nưa, tỉnh Xiêng Khoảng, huyện Phôn Hông, thủ đô Viêng Chăn, thị trấn Pak Săn, Cây số 20 huyện Khăm Cợt, tỉnh Khăm Muộn, tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khệt, tỉnh Chăm pa sắc, tỉnh Sa La Văn, tỉnh Sê Kong và tỉnh Ăttapư.
Ngân hàng Phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc là một trong 18 chi nhánh của ngân hàng Phát triển Lào, có trụ sở đặt tại bản Thà Luông, huyện Pak Sế, tỉnh Chăm pa sắc, số điện thoại : +856 31 212168, hòm thư : 02. Có vốn điều lệ : 30 tỷ Kíp, tổng số cán bộ nhân viên : 106 người trong đó nữ giới : 46 người. Với đặc điểm là trung tâm kinh tế của Nam Lào, ngân hàng Phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã triển khai mạng lưới dịch vụ của mình trên phạm vi hoạt động toàn tỉnh, đến nay đã
triển khai được 6 đơn vị giao dịch trực thuộc: đơn vị giao dịch tại huyện Chăm pa sắc, đơn vị giao dịch tại huyện Pak song, đơn vị giao dịch tại Chợ mới, đơn vị giao dịch tại huyện Khổng, đơn vị giao dịch tại huyện Phôn Thong và đơn vị giao dịch tại cửa khẩu quốc tế Lào – Thái (Văng Tàu).
2.2.2 Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng:
Ngân hàng Phát triển Lào - chi nhánh Chăm pa sắc là ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư. Phạm vi hoạt động là địa bàn có trụ sở hoặc chi nhánh hoạt động. Chăm pa sắc là một trong những thành phố lớn của Lào, có dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tập trung đầy đủ các ngành nghề đặc biệt phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ ...
Nội dung hoạt động chủ yếu của ngân hàng là:
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng LAK (kíp Lào) và ngoại tệ của đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước ;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền LAK và ngoại tệ đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư ;
- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua, hùn vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành ;
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước ; - Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác ; - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị ;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng ;
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
Với phạm vi và nội dung hoạt động như trên Ngân hàng Phát triển Lào - chi nhánh Chăm pa sắc có vai trò to lớn trong việc thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng một khối lượng lớn nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách Nhà nước. Góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công cuộc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nói riêng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc được thể hiện trong sơ đồ 2.11 sau đây:
• Về cơ cấu tổ chức:
Với chức năng là một chi nhánh của ngân hàng phát triển Lào, cơ cấu tổ chức của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc được tổ chức theo sơ đồ chức năng, gồm các phòng chức năng : văn phòng & hành chính nhân sự, phòng tín dụng, phòng dịch vụ, kế toán & các điểm dịch vụ trực thuộc, phòng công nghệ thông tin tổng hợp. Đánh giá về sơ đồ tổ chức của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc nhận thấy rằng cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản, tinh gọn. Những điểm hạn chế của cơ cấu tổ chức là chưa có bộ phận chuyên trách về marketing, điều này đã bộc lộ công tác phát triển thị trường, chọn thị trường mục tiêu và lựa chọn khách hàng chưa được chú trọng đúng mức. Do vậy, việc cung cấp thông tin từ phía ngân hàng còn hạn chế, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, khách hàng chỉ đến ngân hàng khi có nhu cầu về cấp tín dụng.
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của NHPT Lào-chi nhánh Chăm pa sắc 2013)
Sơ đồ 2.11: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc
• Về nhân sư :
Hiện nay, nhân sự của ngân hàng gồm : 106 người, trong đó nữ giới : 46 người chiếm : 43,40%, được bố trí như sau :
- Ban giám đốc chi nhánh: gồm 3 người chiếm 2,83%, trong đó một phó giám đốc là nữ.
- Văn phòng & hành chính nhân sự: được bố trí : 7 người, gồm một trưởng phòng, hai phó trưởng phòng và 5 nhân viên chiếm 6,60% số nhân sự của chi nhánh,
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH VĂN PHÒNG & HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG DỊCH VỤ & KẾ TOÁN PHÒNG IT TỔNG HỢP BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
trong đó nữ : 3 người.
- Phòng tín dụng:được bố trí : 15 người, gồm một trưởng phòng, một phó tưởng phòng và 13 nhân viên chiếm 14,15% số nhân sự của chi nhánh, trong đó nữ: 9 người.
- Phòng dịch vụ, kế toán & các điểm dịch vụ trực thuộc : được bố trí : 71 người, gồm một trưởng phòng, hai phó trưởng phòng và 68 nhân viên chiếm 66,98% số nhân sự của chi nhánh, trong đó nữ: 30 người.
- Phòng công nghệ thông tin tổng hợp : được bố trí : 10 người, gồm một trưởng phòng, một phó trưởng phòng và 8 nhân viên chiếm 9,43% số nhân sự của chi nhánh, trong đó nữ: 3 người (thể hiện trong sơ đồ 2.12).
- Về trình độ chuyên môn và độ tuổi : hầu hết cả ban giám đốc và nhân viên đều được đào tạo, qua huấn luyện và được trangb bị kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Về trình độ học vấn : sau đại học : 2 người chiếm 1,89%, tốt nghiệp đại học: 12 người chiếm 11,32%, cao đẳng: 55 người chiếm 51,89%, trung học: 33 người chiếm 31,13% và tốt nghiệp phổ thông trung học: 4 người chiếm 3,77% (xem sơ đồ 2.13). Về chuyên môn : nghiệp vụ ngân hàng: 35 người chiếm 33,02%, nghiệp vụ kế toán: 26 người chiếm 24,53%, nghiệp vụ tài chính: 18 người chiếm 16,98%, quản trị kinh doanh: 13 người chiếm 12,26%, công nghệ thông tin: 5 người chiếm 4,75% và các nghiệp vụ khác: 9 người chiếm 8,49% (nhân viên phục vụ và lái xe) (xem sơ đồ 2.14). Về độ tuỏi : từ 21 - 30 tuổi: 39 người chiếm 36,79%, từ 31 - 40 tuổi: 35 người chiếm 33,02%, từ 41 - 50 tuổi: 20 người chiếm 18,87% và trên 50 tuổi : 12 người chiếm 11,32% ; độ tuổi trung binh : 36 tuổi.
(Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc)
Sơ đồ 2.12: Sơ đồ bố trí nhân sự của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc
2.83% 6.60% 14.15% 66.98% 28.30% Ban giám đốc Văn phòng & HCNS Phòng tín dụng Phòng dịch vụ & kế toán Phòng IT tổng hợp
(Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc)
Sơ đồ 2.13: Sơ đồ trình độ nhân sự của ngân hàng phát triển Lào–chi nhánh Chămpasắc
(Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc)
Sơ đồ 2.14: Sơ đồ trình độ nghiệp vụ nhân sự của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc
Nhận xét về công tác nhân sự của ngân hàng thấy rằng phần lớn đã có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cơ bản, đáp ứng được nhiệm vụ của ngân hàng; Đồng thời đã chú trọng đến sự trẻ hóa trong công tác nhân sự. Điểm tồn tại là khâu luân chuyển cán bộ, một số còn đương nhiệm vị trí công tác qúa lâu kìm hãm sự phát triển trong tổ chức bên cạnh đó chưa có định hướng về bồi dưỡng huấn luyện nâng cao nghiệp vụ.
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh:
Trong những năm qua, nền kinh tế của đất nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách.
Đó là do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực; sự suy giảm tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Mỹ và thế giới. Xu hướng hội nhập
1.89% 11.32% 51.89% 31.13% 3.77% Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung học Phổ thông trung học 33.02% 24.53% 16.98% 12.26% 4.72% 8.49% Nghiệp vụ NH Nghiệp vụ kế toán Nghiệp vụ tài chính Quản trị KD
Công nghệ thông tin Nghiệp vụ khác
kinh tế khu vực và thế giới đang đến gần và đồng thời sự kiện gần đây nhất sau gần 15 năm thương lượng, ngày 2 tháng 2 năm 2013 Lào đã trở thành thành viên chính thức thứ 158 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bắt đầu có hiệu lực đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Lào. Mặt khác trong nước còn có những biến động không tích cực như : thiên tai hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Đứng trước những khó khăn, Đảng và Chính phủ đã có những quyết định đúng đắn, do đó nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2010 đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng GDP lần lượt đạt : 8,1%, 8,0% và 8,3%. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng GDP đạt : 7,93%, với GDP tương đương : 11,14 tỷ USD, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm xuống, đến năm 2013 còn : 6,4%.
Về phía ngành ngân hàng, ngân hàng Nhà nước tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đối với ngân hàng phát triển Lào - chi nhánh Chăm pa sắc ngoài những khó khăn từ những sai lầm chủ quan từ phía ngân hàng trong những năm trước làm tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tới 41,8% vào năm 2000.
Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của HĐQT, ban kiểm soát, ban cố vấn, Ban điều hành và toàn thể nhân viên ngân hàng phát triển Lào - chi nhánh Chăm pa sắc đã đang từng bước khắc phục những khó khăn, khôi phục lòng tin với khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường. Với một hướng đi đúng đắn, liên tục trong những năm gần đây ngân hàng phát triển Lào - chi nhánh Chăm pa sắc đã từ chỗ lợi nhuận âm, đến bằng không và bắt đầu có con số lợi nhuận dương, tuy nhiên đó là một con số rất khiêm tốn.
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển Lào - chi nhánh Chăm pa sắc trong các năm qua như sau:
Bảng 2.11: Kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Đơn vị tính : tỷ Kíp
Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013
- Tổng doanh thu 54.689 68.368 82.378 79.716
- Tổng chi phí 52.069 64.854 78.950 75.731
- Lợi nhuận sau thuế 2.620 3.514 3.428 3.985
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Sơ đồ 2.15: Sơ đồ kết qủa hoạt động kinh doanh của NH PT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Để đạt được kết quả trên là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng phát triển Lào - chi nhánh Chăm pa sắc trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ.
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO-CHI NHÁNH VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO-CHI NHÁNH CHĂM PA SẮC
2.3.1 Tình hình huy động của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc:
Vốn huy động của các NHTM nói chung, NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc chủ yếu là vốn tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của các DN, các tổ chức xã hội. Việc cạnh tranh để huy động được nguồn vốn này diễn ra khốc liệt giữa các NHTM, để huy động nguồn vốn này các NHTM thường sử dụng các biện pháp không ngừng thay đổi lãi suất hấp dẫn đồng thời có các hình thức tặng quà, khuyến mãi cho các khách hàng gửi tiền. Tình hình huy động vốn của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013 như sau :
Bảng 2.12 : Tình hình huy động vốn của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Đơn vị tính : tỷ Kíp
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 2013
- Tổng vốn huy động 43.751 54.284 58.035 65.176
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2010 2011 2012 2013 Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận
Dựa vào số liệu trong bảng 2.12, ta thấy sự thay đổi về nguồn vốn huy động của NH phát triển Lào – chi nhán Chăm pa sắc được thể hiện qua bảng 2.13 sau:
Bảng 2.13 : Sự thay đổi nguồn vốn huy động của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Đơn vị tính : tỷ Kíp
Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013
Số
tiến tiSếnố tăng/giảm Tỷ lệ tiSếnố tăng/giảm Tỷ lệ tiSếnố tăng/giảm Tỷ lệ - Tổng vốn huy
động 43.751 10.533 24,07% 3.751 6,911% 7.141 12,30%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Tổng vốn huy động của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm psa sắc năm 2011 là: 54.284 tỷ Kíp, tăng: 10.533 tỷ Kíp tương đương: 24,07% so với năm 2010; năm 2012 là: 58.035 tỷ Kíp, tăng: 3.751 tỷ Kíp tương đương: 6,91% so với năm 2011 và năm 2013 là: 65.176 tỷ Kíp, tăng: 7.141 tỷ Kíp tương đương: 12,30% so với năm 2012.
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
2.3.2 Một số sản phẩm cho vay của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ : Chăm pa sắc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ :