Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC (Trang 38)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.4Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuy rằng, DNV& N hình thành dưới nhiều hình thức sở hữu và có quy mô khác nhau song cũng mang trong mình những nét điển hình sau đây:

- Đa dạng về loại hình sở hữu: DNV&N phát triển ở mọi loại hình khác nhau như: DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, DNTN, hợp tác xã.

Phần lớn các DNV&N có nguồn tài chính hạn chế: vốn kinh doanh của các DNV&N chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu DN, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng thấp.

- Tính năng động và linh hoạt cao: hầu hết các DNV&N có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng các nguồn lực tại chỗ. Do đó, các DNV&N có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi loại hình DN và thậm chí dễ dàng giải thể DN.

- Trình độ quản lý chưa cao: bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ, trình độ tổ chức quản lý chưa cao, các DNV&N được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm bản thân của chủ DN, các quyết định trong quản lý cũng được thực hiện nhanh chóng.

- Lao động có trình độ tay nghề thấp và sử dụng công nghệ đơn giản: Lao động trong các DNV&N có trình độ học vấn không cao, trình đọ tay nghề thấp và trang thiết bị phục vụ trong hoạt động sản xuất thường sử dụng công nghệ đơn giản, lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, tính cạnh tranh không cao.

- Các DN vừa và nhỏ ở Lào thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức DN bao gồm: DNNN, DN và các công ty tư nhân đến hợp tác xã. Trong

suốt thời gian dài, các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau chưa được đối xử bình đẳng, bị phân biệt đối xử. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinh doanh của các DN hiện nay đồng thời cũng tạo ra điểm xuất phát về tiếp cận nguồn lực không như nhau (trong giao đất, trong vay vốn ngân hàng …).

kỹ thuật viên, kỹ sư tự đứng ra thành lập và vận hành DN. Họ vừa là người quản lý DN vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thường tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Phần lớn những người chủ DN đều không được đào tạo qua một khoa quản lý chính quy nào, thậm chí có người chưa qua một khóa đào tạo nào. Mặc dù vậy, họ thường không quan tâm đến việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý.

- Khả năng tiếp cận thị trường kém: đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Do

thiếu khả năng chuyên môn về marketing đồng thời năng lực tài chính hạn hẹp nên các DN này chưa tạo ra được khách hàng trung thành, khách hàng truyền thống cho mình. Thêm vào đó, quy mô thị trường của DN này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là việc làm hết sức khó khăn.

- Các DNV&N khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng: do đó họ thường sử dụng nguồn vốn vay từ bạn bè, người thân. Nguyên nhân là các DNV&N thiếu các tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõ ràng, minh bạch, chưa có uy tín trên thị trường.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC (Trang 38)