8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.3.2 Một số sản phẩm cho vay của ngân hàng phát triển Lào–chi nhánh Chăm
Đây là hoạt động sử dụng vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hoạt động sử dụng vốn và cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất của các NH. Để đảm bảo thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay, các NH phải tôn trọng nguyên tắc phòng ngừa rủi ro, không dồn vốn cho một số ít khách hàng và các quy định về an toàn vốn của NHNN.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các DN, hiện nay hoạt động cho vay của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc được thự hiện rất đa dạng thể hiện bằng các sản phẩm cho vay, gồm có các sản phẩm chủ yếu sau đây :
0% 24.07% 6.91% 12.30% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.16: Sự thay đổi nguồn vốn huy động của NH phát triển Lào-chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 - 2013.
• Cho vay bổ sung vốn lưu đông:
- Cho vay sản xuất kinh doanh: NH cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh: xuất nhập khẩu, mua dự trữ nguyên vật liệu sản xuất, thương mại … Đây là loại hình cho vay ngắn hạn, thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng tối đa không qúa 12 tháng. NH có thể cho vay từng lần hoặc vay theo hạn mức. Doanh nghiệp có thể chọn loại tiền để vay như: LAK, ngoại tệ, vàng … Để đảm bảo khoản vay, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại tài sản như: bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hanhg hóa … hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.
- Bao thanh toán nội địa: đây là sản phẩm cho vay ứng trước tiền cho doanh nghiệp thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng. Với sản phẩm này doanh nghiệp không cần tài sản đảm bảo cho khoản ứng trước; thời gian giải quyết nhanh chóng; tiết kiệm chi phí và thời gian vì không phải theo dõi thu nợ; bán hàng theo phương thức trả chậm nhưng vẫn đảm bảo được nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính; đa dạng hóa hình thức bán hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh; được NH ứng trước tiền ngay sau khi giao hàng thay vì đợi đến ngày thanh toán. Để sử dụng sản phẩm này, doanh nghiệp cần cung cấp cho NH các hồ sơ gồm: hợp đồng, hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu xuất nhập kho hàng hóa …
- Bao thanh toán cho khách hàng xuất khẩu sang thị trường, chi nhánh nước ngoài: sản phẩm này sẽ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài theo phương thức bán hàng trả chậm nhưng muốn nhận tiền ngay. Các tiện ích khi doanh nghiệp sử dụng sản phẩm bao thanh toán là: gia tăng mức đọ tin cậy của đối tác trong việc thực hiện hợp đồng, các giao dịch mua bán, cung cấp sản phẩm, gia tăng cơ hội tham gia đấu thầu và thắng thầu cho khách hàng, gia tăng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vay vốn của các tổ chức nước ngoài …
- Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán doanh nghiệp: NH cung cấp cho doanh nghiệp một hạn mức thấu chi để chi vượt số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời như: cần tiền gấp để trả lương, nộp thuế, thanh toán hóa đơn điện thoại hoặc thanh toán tiền mua nguyên vật
liệu … trong khi chờ tiền thanh toán từ đối tác. Loại tiền vay là LAK, thời gian của hạn mức thấu chi thường 12 tháng, phương thức vay theo hạn mức thấu chi.
- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp: NH cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh nhưng mong muốn việc trả nợ vay được chia nhỏ và trả theo nhiều kỳ hạn nhằm giảm áp lực trả vốn khi đáo hạn. Thời gian vay linh hoạt phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thời hạn vay tối đa lên đến 60 tháng. Phương thức trả nợ linh hoạt phù hợp với khả năng trả nợ của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể trả trước theo nhiều kỳ hạn hoặc trả trước toàn bộ khoản nợ để giảm chi phí sử dụng vốn.
- Tài trợ thương mại trong nước: đây là sản phẩm cho vay của NH đối với các doanh nghiệp là các nhà phân phối cho các nhà máy sản xuất trong nước đang có nhu cầu vốn để bổ sung vốn kinh doanh, nhưng tài sản bảo đảm là một vấn đề khi tiếp cận vay vốn các NH. Những tiện ích mà NH có thể cung cấp cho doanh nghiệp là thời gian giải quyết nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp; được nhận tiền trước mới thực hiện thực hiện thủ tục cầm cố sau; phương thức vay đa dạng tùy thuộc vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp ổn định nguồn tài chính và tăng chủ động trong kinh doanh. Đối tượng khách hàng của NH là: các doanh nghiệp đóng vai trò là nhà phân phối hàng hóa của các nhà sản xuất có liên kết với NH trong sản phẩm này.
- Cho vay ứng trước tiền bán hàng dành cho khách hàng thu hộ: đây là sản phẩm ưu đãi dành riêng cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ thu chi hộ với NH. Với sản phẩm này, doanh nghiệp có những tiện ích sau: không cần tài sản đảm bảo; phương thức vay đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức vay theo thấu chi hay vay theo hạn mức tín dụng; được NH hỗ trợ quản lý nguồn tiền bán hàng một cách an toàn và hiệu quả; tập trung giao dịch về một NH đầu mối tạo thuận lợi trong việc quản lý tiền mặt, tiền bán hàng của doanh nghiệp cũng như về giao dịch.
• Cho vay đầu tư tài sản hoặc dự án:
- Cho vay đầu tư tài sản hoặc dự án: các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm các máy móc trang thiết bị, đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những dự án mới nhưng chưa đủ nguồn lực tài chính để thực hiện, với dạng sản phẩm này NH có thể cho vay với mức tôi đa lên đến 85% tổng
trị giá của dự án đầu tư, có chính sách ấn hạn trong thời gian triển khai dự án để giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tự chủ được nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Với sản phẩm này NH áp dụng đối với các doanh nghiệp có dự án mang tính khả thi cao và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp bằng nguồn vốn ủy thác: NH phát triển Lào nói chung cũng như chi nhánh Chăm pa sắc nói riêng, sau cải cách đã nâng tầm tín nhiệm đối với khách hàng, trong đó phải kể đến sự lựa chọn của nhiều tổ chức quốc tế để cùng phối hợp triển khai các dự án hỗ trợ tài chính, phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: GTZ, JABIC, JICA, KOICA, UNI DO … với chính sách về lãi suất và thời hạn vay ưu đãi. Tài sản đảm bảo đa dạng, phù hợp với quy mô và mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
- Tài trợ mua xe ô tô doanh nghiệp: NH liên kết với nhiều các hãng xe, đại lý bán xe ô tô để cho vay đến khách hàng. Với sản phẩm tài trợ mua xe ô tô doanh nghiệp, các NH giải quyết hồ sơ với thời gian nhanh chóng và tỷ lệ cho vay ưu đãi, phương thức trả nợ linh hoạt phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản bảo đảm là chính xe mua của khách hàng.
• Bảo lãnh:
- Bảo lãnh trong nước: doanh nghiệp có nhu cầu bảo đảm nghĩa vụ đối với bên mời thầu khi tham gia dự thầu, bảo đảm việc thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm do mình cung cấp như đã cam kết với khách hàng hay bảo đảm việc hoàn trả tiền ứng trước theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng … NH sẽ cung cấp các dịch vụ bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình. Một số loại bảo lãnh chủ yếu do NH cung cấp như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh thanh toán thuế.
- Bảo lãnh nước ngoài: các doanh nghiệp là các tổ chức chuyên cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho đối tác nước ngoài, đang cần một NH đứng ra bảo đảm uy tín để thực hiện các cam kết trong giao dịch kinh tế đã thỏa thuận với khách hàng. NH sẽ cung cáp dịch vụ bảo lãnh dưới hai hình thức chủ yếu: thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C) và thư bảo lãnh (Bank Guarantee).
2.3.3 Tình hình dư nợ tín dụng của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ :
Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế - xã hội ở Lào nói chung và trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trắc trở, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, trong đó phải kể đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nằm trên địa bàn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với DNV&N. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đàu từ năm 2007 và bùng phát mạnh vào năm 2008 cộng thêm tình hình lạm phát trong nước tương đối ở mức cao. Đứng trước tình hình tài chính diễn biến phức tạp như vậy, để giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, NHNN Lào phải sử dụng các chính sách tài khoá bằng biện pháp nâng lãi suất cơ bản, làm cho lãi suất huy động tăng lên và tất yếu kéo theo lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên tương ứng, ngoài ra NHNN còn quy định hạn mức tín dụng chung cho nền kinh tế (tối đa 25%) nên càng làm tăng thêm khó khăn cho hoạt động tín dụng của các NHTM và tác động trực tiếp đến dư nợ tín dụng đối với DNV&N.
Tác giả xin đưa ra một vài số liệu chủ yếu làm bằng chứng cho thấy tình hình dư nợ tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với DNV&N trên địa bàn tỉnh Chăm pa sắc giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013.
Bảng 2.14 : Tình hình dư nợ tín dụng của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Đơn vị tính : tỷ Kíp
Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013
- Tổng dư nợ tín dụng 26.243 32.352 29.758 35.442 - Dư nợ TD đối với DNV&N 2.658 4.117 3.018 3.729
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Phân tích số liệu trong bảng 2.14 trên, ta nhận thấy : tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNV&N so với tổng dư nợ tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 lần lượt là : năm 2010 : 10,13%; năm 2011 : 12,73% ; năm 2010 : 10,14% và năm 2013 : 10,52%. Thông tin này giúp chúng ta nhận biết là NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc chưa chú trọng đúng mức việc mở rộng thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu cũng như khách hàng mục tiêu là các DNV&N mà chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, mà doanh nghiệp lớn thì tỷ trọng trong số lượng các doanh nghiệp là nhỏ đồng nghĩa với NH chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng cách phân tán rủi ro.
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Sơ đồ 2.17: Sơ đồ dư nợ TD của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Cũng trên cơ sở số liệu bảng 2.14, ta thấy sự thay đổi về dư nợ tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc được thể hiện trong bảng 2.15 sau :
Phân tích về sự thay đổi về dư nợ tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, đã cung cấp một số thông tin như sau : năm 2010, tổng dư nợ tín dụng là : 26.243 tỷ LAK, trong đó dư nợ đối với các DNV&N là : 2.658 tỷ LAK. Năm 2011 so với năm 2010 thì tổng dư nợ tín dụng là : 32.352 tỷ LAK, tăng : 6.109 tỷ LAK tương đương : 23,28%, trong đó dư nợ đối với các DNV&N là : 4.117 tỷ LAK, tăng : 1.459 tỷ LAK tương đương : 54,89%. Năm 2012 so với năm 2011 thì tổng dư nợ tín dụng là : 29.758 tỷ LAK, giảm: 2.594 tỷ LAK tương đương : -8,02%, trong đó dư nợ đối với các DNV&N là : 3.018 tỷ LAK, giảm : 1.099 tỷ LAK tương đương : -26,69%. Năm 2013 so với năm 2012 thì tổng dư nợ tín dụng là : 35.442 tỷ LAK, tăng : 5.684 tỷ LAK tương đương : 10,10%, trong đó dư nợ đối với các DNV&N là : 3.729 tỷ LAK, tăng : 711 tỷ LAK tương đương : 23.56%. Sự thay đổi về dư nợ tín dụng trên được thể hiện trong biểu đồ 2.18.
Bảng 2.15 : Sự thay đổi dư nợ tín dụng của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Đơn vị tính : tỷ Kíp
Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013
Số
tiến tiSếnố tăng/giảm Tỷ lệ tiSếnố tăng/giảm Tỷ lệ tiSếnố tăng/giảm Tỷ lệ - Tổng dư nợ TD 26.243 6.109 23,28% -2.594 -8,02% 5.684 19,10% - Dư nợ TD đối
với DNV&N 2.658 1.459 54,89% -1.099 -26.69% 711 23,56%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Biểu đồ 2.18: Sự thay đổi dư nợ TD của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
• Phân tích dư nợ theo sản phẩm cho vay:
Trong nỗ lực kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn vay của các DN cũng như không ngừng tăng cường thu hút khách hàng ngày một gia tăng, NH phát triền Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã hướng tới sự đa dạng hóa về sản phẩm cho vay của mình, gồm có : cho vay theo hạn mức và cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay trả góp, cho vay chiết khấu, bảo lãnh NH và bao thanh toán.
Phân tích dư nợ theo sản phẩm cho vay nhằm mục đich thấy được dư nợ cơ cấu cho vay theo các loại sản phẩm cũng như tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ diễn biến như thế nào ? Dư nợ và tỷ trọng dư nợ tín dụng phân theo sản phẩm cho vay của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 được thống kê lại trong bảng 2.16 và bảng 2.17 sau :
Bảng 2.16 : Dư nợ tín dụng phân theo sản phẩm cho vay của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Đơn vị tính : tỷ Kíp
Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013
- Dư nợ cho vay theo dự án: 1.210 1.891 1.380 1.817 - Dư nợ cho vay theo hạn mức: 639 1.568 713 845 - Dư nợ cho vay theo hợp vốn: 198 158 390 341 - Dư nợ cho vay theo hạn thấu chi: 176 139 143 119
- Dư nợ trả góp: 119 121 132 165
- Dư nợ chiết khấu: 91 86 115 137
- Dư nợ bảo lãnh NH: 134 75 92 132
- Dư nợ bao thanh toán: 91 79 53 173
Tổng cộng: 2.658 4.117 3.018 3.729
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
0.00% 23.28% -8.02% 19.10% 0.00% 54.89% -26.69% 23.56% -40.00% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ TD Dư nợ TD đối với DNV&N
Dựa trên số liệu bảng 2.16 và 2.17 cho thấy: dư nợ tín dụng đối với sản phẩm cho vay theo dự án đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010, dư nợ đạt: 1.210 tỷ LAK