Phân loại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC (Trang 36)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.2Phân loại doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình DN cùng tồn tại, phát triển và cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, người ta dựa theo những tiêu chuẩn khác nhau để phân loại các DN.

• Dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản, các DN được chia thành: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp cổ phần (DNCP) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

• Dựa vào mục đích kinh doanh, người ta chia DN thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (vì mục tiêu lợi nhuận) và doanh nghiệp hoạt động công ích (không vì mục tiêu lợi nhuận).

• Dựa vào lĩnh vực kinh doanh, DN có thể được chia thành: DN tài chính và DN phi tài chính.

• Dựa vào quy mô kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và danh nghiệp nhỏ (DNV&N).

Việc quy định tiêu thức để phân biệt thế nào là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước trong từng

giai đoạn cụ thể.

Thông thường những tiêu chuẩn được lựa chọn là: số lượng cán bộ công nhân viên bình quân cũng có thể là vốn đầu tư, tổng tài sản, doanh thu tiêu thụ. Riêng ở Lào hiện nay căn cứ vào hai tiêu thức là số lao động làm việc bình quân và tổng nguồn vốn để phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc phân loại theo theo tiêu thức này giúp cho Nhà nước (NN) đề ra những chiến lược và các chủ trương chính sách hợp lý nhằm hỗ trợ phát triển các DNV&N trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như: lạm phát, khủng hoảng …

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC (Trang 36)