8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1.5 Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với tỉnh Chămpa sắc
- Cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ:
Với nhiều loại hình doanh nghiệp và sự đa dạng về cơ cấu ngành nghề kinh doanh khác nhau của các DNV&N nên đã tham gia cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác nhau trên thị trường và tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh nhà của các DNV&N có xu hướng ngày càng tăng. Các DNV& N đáp ứng tích cực, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng phong phú và đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động:
Các DNV&N đã có vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động bao gồm những người mới đến tuổi lao động, những người bị mất việc làm do tinh giảm biên chế. Là một trong những trung tâm kinh tế của CHDCND Lào, ngoài những tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động địa phương trong tỉnh, hàng năm người dân ở các địa phương khác chuyển đến tìm vịêc làm, sinh viên tốt nghiệp tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đa số tìm việc làm ở tỉnh Chăm pa sắc.
- Góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả kinh tế cao:
Với quy mô vốn và lao động không lớn, các DNV&N dễ dàng được thàmh lập, chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh. Điều đó đã cho thấy, các DNV&N đóng vai
- 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 2010 2011 2012 2013 Tổng VCSH
Tổng nhu cầu vốn cho SXKD
Tổng nhu cầu vốn vay của các DNV&N
trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn, là những vệ tinh, những xí nghiệp gia công cho những doanh nghiệp lớn cùng hệ thống đồng thời là mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp lớn.
- Tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng:
Việc phát triển các DNV&N đã giúp các địa phương trong tỉnh Chăm pa sắc khai thác thế mạnh của từng địa phương về đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể huyện Pak sế là trung tâm kinh tế của tỉnh có thế mạnh về cơ sở hạ tầng nên được quy hoạch để phát triển công nghiệp, huyện Pak song với ưu thế vượt trội về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu rất thích nghi về phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng trọt các hoa qủa, chăn nuôi gia súc, huyện Pa Thum Phone và huyện Chăm pa sắc với ưu thế về vị trí địa lý là giáp với 2 bên bờ sông Mê Kông rất thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa …
- Tạo được mối liên kết với các tổng công ty, các tập đoàn xuyên quốc gia:
Mối liên kết này được xác lập qua việc cung ứng nguyên vật liệu, hợp đồng phụ và thành lập mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm cho các tổng công ty, các tập doàn xuyên quốc gia.
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước:
Với số lượng DNV&N chiếm tỷ trọng tới 98% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, hàng năm đã đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, chiếm khoảng 40% ngân sách hàng năm của tỉnh.
2.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO-CHI NHÁNH CHĂM PA SẮC