8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa hoạt động tín dụng của ngân hàng
Vận động trong cơ chế thị trường để có thể tồn tại, phát triển và dành ưu thế trong cạnh tranh, thích ứng với thị trường và sự yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các DN luôn phải tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm thu hút được khách hàng. Chính sách sản phẩm mà trong đó tập trung nhiều vào việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm là một biện pháp thiết thực, hữu hiệu nhất cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính cho người cung cấp. Theo cách đó, trong kinh doanh tín dụng NH, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH.
Với khái niệm vừa nêu trên, ta thấy chất lượng tín dụng ở đây được đánh giá trên 3 góc độ: NH, khách hàng và nền kinh tế.
Đối với NHTM, chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
Đối với khách hàng, do nhu cầu vay vốn của khách hàng là để đầu tư cho SXKD nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Thêm vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
Đối với nền kinh tế, chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho NH tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào nội dung phân tích về chất lượng tín dụng trên góc độ NHTM.
• Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, đo lường chất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu qủa hoạt động kinh doanh của NHTM. Tùy theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ta có thể áp dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tình hình chất lượng tín dụng của NH:
+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng đối với DN:
- Dư nợ cho vay đối với DNV&N.
- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNV&N: chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của NH. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ xác định theo công thức (1.1) sau đây:
Tỷ lệtăng trưởng dưnợ (%) = (Dư nợ nămDư nợ năm tr nay −Dư nợ nămước trước)× 100% (1.1) Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
- Tỷ trọng dư nợ DNV&N trên tổng nguồn vốn huy động (ký hiệu: Tdn/tnh): Tỷ trọng dư nợ DNV&N trên tổng nguồn vốn huy động được xác định theo công thức (1.2) sau đây:
Tdn tn⁄ h (%) = TổngTổng ngu dồn vốn huyư nợ DNV &N động × 100% (1.2)
Chỉ số này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH, thể hiện NH đã chủ động trong
việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.
Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ huy động vốn. Nếu chỉ tiêu này > 1 thì NH chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt. Nếu chỉ tiêu này < 1 thì NH chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.
- Tỷ trọng dư nợ DNV&N trên tổng dư nợ (ký hiệu: Tdn/tdn): Tỷ trọng dư nợ DNV&N trên tổng dư nợ được xác định theo công thức (1.3) sau đây:
Tdn tdn⁄ (%) =TổngTổng dư nợ DNV &𝑁𝑁 dư nợ × 100% (1.3)
+ Các chỉ tiêu phản ánh nợ qúa hạn:
- Tỷ lệ nợ quá hạn (%): chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại NH, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của NH đối với các khoản vay.
Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại NH. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của NH càng kém và ngược lại.
Tỷ lệnợquá hạn (%) =Nợ quá hạn
Tổng dư nợ× 100% (1.4)
Tỷ lệnợquá hạnngắn hạn (%) =Nợ quá hTổngạn ng dư nợắn hạn× 100% (1.5)
Tỷ lệnợquá hạn dài hạn (%) =Nợ quTổngá hạn d dư nợài hạn× 100% (1.6)
Ở Lào, Ngân hàng nhà nước không quy định cụ thể tỷ lệ nợ qúa hạn đối với hệ thống các NHTM, tuy nhiên theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nợ qúa hạn /Tổng dư nợ có thể chấp nhận được ở mức từ 3%-5%.
+ Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu và an toàn về vốn:
Theo quyết định số: 1139-07/NHNN của Thống đốc NHNN ban hành về Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng (sửa đổi). Tổ chức tín dụng có chính sách dự phòng rủi ro được NHNN chấp thuận thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau:
Phân loại nợ:
- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn – các khoản nợ qúa hạn từ 90 đến 180 ngày):
bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ – các khoản nợ qúa hạn từ 181 đến 360 ngày): bao gồm các khoản nợđược tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn – các khoản nợ qúa hạn trên 360 ngày):
bao gồm các khoản nợđược tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đói với các nhóm nợ quy định như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhó 3: 20%; nhóm 4: 50% và nhóm 5: 100%.
Với cách phân loại như trên thì nợ xấu sẽ thuộc nhóm 3, 4 và 5; Nợ qúa hạn thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5. Như vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào tỷ trọng của các nhóm, ngân hàng nào có tỷ trọng nhóm 2, 3, 4, 5 đặc biệt là nhóm 3, 4, 5 càng cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ xấu (%): bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ qúa hạn, người ta còn sử dụng tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại NH. Tổng nợ xấu của NH bao gồm: nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn. Chính vì vậy, chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại NH, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đóc thu hồi nợ của NH đối với các khoản vay.
Tỷ lệnợ xấu (%) = TổngTổng nợ x dư nợ ấu× 100% (1.7)
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng cảu NH càng kém và ngược lại.
+ Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng:
Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng (%) = Lãi từ tín dụng
Tổng lợi nhuận× 100% (1.8)
Tỷ lệ sinhlợi của tín dụng (%) = Lãi từ tín dụng
Tổng dư nợ bình quân× 100% (1.9)
Hiệusuất sử dụng vốn (%) =TổngTổng ngu dư nợ cho vayồn vốn huy động × 100% (1.10)
- Số khách hàng được vay vốn: chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của NH trong thời gian qua.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG