Kinh nghiệm của Đức

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC (Trang 42)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.3Kinh nghiệm của Đức

Đức là một quốc gia có số lượng DNV&N tương đối lớn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế của các DN, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa đạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được những thành tựu đó, chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNV&N trong việc huy động vốn.

Công cụ chính để thực hiện chính sách và chương trình này là thông qua các khoản tín dụng ưu dãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng này được phân bố ưu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, đầu tư vào khu vực kém phát triển của đất nước.

Do phần lớn các DNV&N không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi nên còn phát triển khá phổ biến tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này được thành lập và đầu tư và bắt đầu hoạt động từ những năm 50 với sự hợp tác chặt chẽ của các phòng Thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngân hàng và chính quyền liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng. DNV&N nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của một số tổ chức bảo lãnh tín dụng. Khi DN làm ăn thua lỗ tổ chức này có trách nhiệm trả khoản vay đó cho ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay này còn có thể được Chính phủ bảo lãnh.

Với các cơ chế và chính sách hỗ trợ như vậy các DNV&N ở Đức đã khắc phục được rất nhiều khó khăn trong qúa trình huy động vốn, từ đó góp phần to lớn trong

việc phát triển DNV&N ở Đức.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC (Trang 42)