8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.2.3 Chỉ tiêu doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Chỉ tiêu của một số quốc gia trên thế giới:
Hiện nay, trên thế giới nói chung, xét cả phương tiện thực tế và lý luận chưa có một sự thống nhất các chỉ tiêu nhằm xác định loại hình DNV&N. Có quan điểm việc phân loại quy mô DN với đặc tính kinh tế kỹ thuật của từng ngành và dựa trên cơ sở hai tiêu thức vốn và lao động.
- Ở Nhật Bản, theo quy định của Bộ luật cơ bản về DNNV&N, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác thì DN sử dụng dưới 300 lao động, có số vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) dưới 500 triệu Yên là thuộc DN có quy mô vừa và nhỏ.
- Ở Đài Loan thì lại dựa vào tiêu thức lao động, vốn và cả doanh thu của DN. Quy định trong ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng và khai khoáng thì doanh thu không vượt quá 1,5 triệu USD, vốn không vượt quá 120 triệu Tệ Đài Loan và sử dụng dưới 50 lao động được xếp vào DN có quy mô vừa và nhỏ.
- Khi sự kết hợp kinh tế giữa các quốc gia trong khối kinh tế khu vực gia tăng và khi các nền kinh tế hội nhập thì các định nghĩa về DNV&N phải đi đến thống nhất, ít nhất là trong cùng một khối kinh tế. Trong một nỗ lực gần đây nhằm xóa bỏ những mâu thuẫn và ngăn chặn sự bóp méo trong cạnh tranh giữa các DN, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra một định nghĩa chung đối với sự trợ giúp cho Chương trình DNV&N ở địa phương vào năm 1996. Định nghĩa này cho thấy một thực tế rằng các DNV&N thường được chia thành nhiều nhóm theo các hạng mục quy mô khác nhau. Theo định nghĩa mới về DNV&N của EU thì các DN được chia thành các hạng mục sau: DN vi mô: < 10 công nhân, DN nhỏ: < 50 công nhân và doanh thu hàng năm < 7 MECU; tổng số chi phí hàng năm: < 5 MECU, DN vừa : < 250 công nhân và doanh
thu hàng năm < 40MECU; tổng số chi phí hàng năm: < 27 MECU [18] . • Chỉ tiêu ở Lào:
- DN nhỏ là có số lao động < 50 và vốn đăng ký kinh doanh: < 2,4 tỷ kíp. - DN vừa là có số lao động < 100 và vốn đăng ký kinh doanh:< 10 tỷ kíp.