8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.3.4 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân
Cung cấp tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với các DNV& N trên địa bàn trong tỉnh Chăm pa sắc trong những năm qua đã đạt được những kết qủa đáng rất khích lệ. Tình hình dư nợ tín dụng năm sau thường tăng so với năm trước về giá trị và tỷ trọng, điều này cho thấy NH phát triển Lào- chi nhánh Chăm pa sắc đang chú trọng và phát triển đối tượng cho vay là các DNV&N.
Tuy đã có kết qủa như vậy nhưng thực tế NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các DNV& N trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là :
• Năm 2010, tổng nhu cầu vốn vay của các DNV&N là: 13.359,49 tỷ LAK trong khi đó NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc chỉ đáp ứng được: 2.658 tỷ LAK, đạt: 19,90%.
• Năm 2011, tổng nhu cầu vốn vay của các DNV&N là: 13.674,25 tỷ LAK trong khi đó NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc chỉ đáp ứng được: 4.117 tỷ LAK, đạt: 30,33%. So với năm 2010, tổng nhu cầu vốn vay tăng : 214,76 tỷ LAK và đáp ứng của NH tăng : 1.459 tỷ LAK.
• Năm 2012, tổng nhu cầu vốn vay của các DNV&N là: 15.645,93 tỷ LAK trong khi đó NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc chỉ đáp ứng được: 3.018 tỷ LAK, đạt: 19,29%. So với năm 2011, tổng nhu cầu vốn vay tăng : 1.971,68 tỷ LAK và đáp ứng của NH giảm : 1.099 tỷ LAK.
• Năm 2013, tổng nhu cầu vốn vay của các DNV&N là: 17.603,88 tỷ LAK trong khi đó NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc chỉ đáp ứng được: 3.729 tỷ LAK, đạt: 21,18%. So với năm 2012, tổng nhu cầu vốn vay tăng : 1.957,75 tỷ LAK và đáp ứng của NH tăng : 711 tỷ LAK.
• Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:
Để đánh giá chất lượng và hiệu qủa tín dụng của NH, tác giả lựa chọn một số chỉ tiêu chủ yếu như: chỉ tiêu nợ qúa hạn, chỉ tiêu phản ánh nợ xấu, chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn. Sau đây sẽ lần lượt phân tích các chỉ tiêu đó :
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Biểu đồ 2.20: Nhu cầu vốn vay và đáp ứng tín dụng của NHPTLào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với các DNV&N từ năm 2010 đến năm 2013.
13,359 13,674 15,646 17,604 2,658 4,117 3,018 3,729 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 2010 2011 2012 2013
Nhu cầu vốn vay (tỷ LAK) Đáp ứng TD (tỷ LAK)
- Chỉ tiêu phán ánh nợ qúa hạn:
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Biểu đồ 2.21: Nợ qúa hạn tại NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010
đến năm 2013.
Bảng 2.18: Nợ qúa hạn tại NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013. Đơn vị tính : tỷ Kíp Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013 1.Tổng dư nợ: 2.658 4.117 3.018 3.729 2. Nợ qúa hạn, trong đó: 385 462 414 483 - Nợ ngắn hạn: 131 179 168 157 - Nợ dài hạn: 196 135 149 149 - Nợ khác: 58 148 97 177 3. Tỷ lệ nợ qúa hạn (%): 14,48% 11,22% 13,72% 12,95% - Nợ ngắn hạn: 4,93% 4,35% 5,57% 4,20% - Nợ dài hạn: 7,37% 3,28% 4,94% 4,00% - Nợ khác: 2,18% 3,59% 3,21% 4,75%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Nhìn vào kết qủa phân tích ở bảng 2.18, trong giai đoạn tờ năm 2010 đến năm 2013 tỷ trọng nợ qúa hạn của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc dao động từ 11,22% - 14,48%, so với thông lệ quốc tế là từ 3% - 5%, thể hiện tỷ trọng nợ qúa hạn vẫn ở mức cao. Điều này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiệu qủa còn thấp đẫn đến tình trạng giảm khả năng trả nợ đồng thời chất lượng thẩm định các phương án kinh doanh đối với các DNV&N cũng
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2010 2011 2012 2013 Nợ qúa hạn (%) Nợ ngắn hạn (%) Nợ dài hạn (%) Nợ khác (%)
như việc lựa chọn khách hàng của NH cần phải được khắc phục trong thời gian tới. - Các chỉ tiêu phán ánh nợ :
Bảng 2.19: Các chỉ tiêu phản ánh nợ tại NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013. Đơn vị tính : tỷ Kíp Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013 - Nhóm 1 (đủ TC): 2.273 3.655 2.604 3.246 - Nhóm 2 (<90 ngày): 75 113 74 79 - Nhóm 3 (90<ngày<180): 89 95 98 105 - Nhóm 4 (181<ngày<360): 57 121 117 143 - Nhóm 5 (>360ngày): 164 133 125 156 Tổng cộng: 2.658 4.117 3.018 3.729
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Bảng 2.20: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Đơn vị tính : tỷ Kíp
Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013
- Nợ xấu: 310 349 340 404
- Tỷ lệ nợ xấu (%): 11,66% 8,48% 11,27% 10,83%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Tỷ lệ nợ xấu của năm 2010 là: 310 tỷ LAK, chiếm: 11,66% dư nợ. Năm 2011 là: 349 tỷ LAK, chiếm: 8,48% so với năm 2010 tăng: 39 tỷ LAK tương đương: 12,58%. Năm 2012 là: 340 tỷ LAK, chiếm: 11,27% so với năm 2011 giảm: 9 tỷ LAK tương đương: 2,58% và năm 2013 là: 404 tỷ LAK, chiếm: 10,83% so với năm 2012 tăng: 64 tỷ LAK tương đương: 18,82%.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, phản ánh tình hình khó khăn của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc trong thời gian qua.
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Biểu đồ 2.22: Tỷ lệ nợ xấu tại NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013. 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ nợ xấu (%) Nhóm 3 (90<ngày<180) Nhóm 4 (181<ngày<360) Nhóm 5 (>360ngày)
- Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng :
Bảng 2.21: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013.
Đơn vị tính : tỷ Kíp
Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013
- Lợi nhuận từ tín dụng: 1.987 2.790 2.415 3.258
- Tổng lợi nhuận: 2.620 3.514 3.428 3.985
- Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng (%): 75,84% 79,40% 70,45% 81,76%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của năm 2010 là: 1.987 tỷ LAK, chiếm: 75,84% tổng lợi nhuận. Năm 2011 là: 2.790 tỷ LAK, chiếm: 79,40% so với năm 2010 tăng: 803 tỷ LAK tương đương: 40,41%. Năm 2012 là: 2.415 tỷ LAK, chiếm: 70,45% so với năm 2011 giảm: 375 tỷ LAK tương đương: 13,44% và năm 2013 là: 3.258tỷ LAK, chiếm: 81,76% so với năm 2012 tăng: 843 tỷ LAK tương đương: 34,91%.
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Biểu đồ 2.23: Tỷ lệ lợi nhuận và biến đổi tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa năm 2010 đến năm 2013.
Bảng 2.22: Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013. Đơn vị tính : tỷ Kíp Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 - Lợi nhuận từ tín dụng: 1.987 2.790 2.415 3.258 - Tổng dư nợ bình quân: 26.243 32.352 29.758 35.442 - Tỷ lệ sinh lời/tổng dư nợ (%): 7,57% 8,62% 8,12% 9,19%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 2010 2011 2012 2013 Tỷ trọng lợi nhuận từ TD (%)
Biến đổi tỷ trọng lợi nhuận TD (%)
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Biểu đồ 2.24: Tỷ lệ sinh lời và biến đổi tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa năm 2010 đến năm 2013.
- Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn :
Bảng 2.23: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc từ năm 2010 đến năm 2013. Đơn vị tính : tỷ Kíp Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 - Tổng dư nợ bình quân: 26.243 32.352 29.758 35.442 - Tổng nguồn vốn huy động: 43.751 54.284 58.035 65.176 - Hiệu suất sử dụng vốn (%): 59,98% 59,60% 51,28% 54,38%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHPT Lào – chi nhánh Chăm pa sắc năm 2010-2013)
Biểu đồ 2.25: Hiệu suất và biến đổi hiệu suất sử dụng vốn từ hoạt động tín dụng của NH phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa năm 2010 đến năm 2013.
2.3.5 Những kết quả đã đạt được và mặt tồn tại về tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng phát triển Lào-chi nhánh Chăm pa sắc :
2.3.5.1 Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của khu vực -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ sinh lời /tổng DN (%)
Biến đổi tỷ lệ sinh lời/tổng DN (%) -20.00% -10.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 2010 2011 2012 2013 Hiệu suấ sử dụng vốn (%)
Biến đổi hiệu suất sử dụng vốn (%)
DNV&N, bám sát chủ trương phát triển DNV&N của Đảng và Nhà nước, ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã chủ động mở rộng vốn tín dụng đối với DNV&N một cách hợp lý góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển DNV&N, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn đối với cả DNV&N và cả ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc.
• Đối với DNV&N :
Qua phần phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N, ta thấy doanh số cho vay và doanh số dư nợ tín dụng đối với DNV&N đều tăng trong 2 năm 2011 và 2013, số lượng các DNV&N được ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc hỗ trợ vốn tăng qua các năm và ngày càng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Năm 2013, ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho khối lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có 40 doanh nghiệp nông nghiệp, 85 doanh nghiệp thương mại, 51 doanh nghiệp dịch vụ tiêu dùng và 34 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác.
Vốn tín dụng của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã đem lại những hiệu qủa đầu tư quan trọng cho các DNV&N, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, phần nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm được vật tư trang thiết bị, máy móc công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động ... kết quả trên được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất: nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhờ có vốn này đã nhanh chóng mua được nguyên vật liệu sản xuất, kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với thời vụ tiêu thụ của sản phẩm như : các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản, công ty sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công ty lương thực thực phẩm nhất là trong các dịp lễ tết, lễ hội.
Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc là nguồn vốn bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho nhu cầu vốn dài hạn của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đầu tư tài sản cố định như : mua máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất và đã là nguồn vốn cứu cánh quan trọng giúp một số doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ bị phá sản như trường hợp của công ty xây dựng thủy lợi Nam Lào. Vì công ty không có tài sản thế chấp nên rất khó vay vốn ở các ngân hàng thương mại nhà nước, công ty tưởng trừng không thoát khỏi nguy cơ phá sản, đã tìm
đến ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc được xem xét và quyết định cho vay khi điều kiện vay vốn không đủ. Công ty xây dựng thủy lợi Nam Lào sau khi được sự hỗ trợ vốn của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Thứ hai: thông qua việc đầu tư vốn dài hạn của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều DNV&N được nâng cao, nhiều dây truyền sản xuất mới, hiện đại như : dây chuyền sản xuất fibro xi măng, dây truyền chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất mía đường ... để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chất liệu hiện đại đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng.
Thứ ba: nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay, dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ hiệu quả của việc đầu tư vốn tín dụng đã tăng lên. Nhờ vậy mà nhiều DNV&N đã nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng thị phần ... kết quả là lợi nhuận của các công ty tăng lên, không những đủ trả nợ mà còn tạo ra lượng tích luỹ cho bản thân doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín, ngày càng đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày một khăng khít hơn.
Thứ tư: thông qua dịch vụ tư vấn cho DNV&N, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được phương án sản xuất tối ưu, kịp thời điều chỉnh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp được nâng cao, trình độ lập các báo cáo tài chính và trình độ lập dự án đầu tư cũng được nâng cao. Cơ cấu vốn ngày càng được xây dựng hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô của doanh nghiệp, không qúa lạm dụng vốn vay.
Thứ năm: vốn tín dụng của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các DNV&N sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho số đông người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế những tệ nạn xã hội.
• Đối với ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc :
Tỷ trọng đầu tư hoạt động tín dụng do DNV&N chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đối tượng chính mà ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc lựa chọn làm khách hàng tiềm năng. Nó được thể hiện sự tăng lên cả số tương đối và tuyệt đối về dư nợ và doanh số cho vay qua các năm. Việc gia tăng này không những tạo ra hiệu qủa trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc mà
còn được thể hiện cụ thể trong một số điểm sau đây:
- Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra hiệu quả kinh doanh có lãi cho ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc.
Ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc trong vài năm trở lại đây đều có lãi. Đây là một sự cố gắng rất lớn từ chỗ lãi âm trở thành lãi dương cho ngân hàng. Điều này đã chứng minh cho một luận điểm: sự thành đạt của khách hàng quyết định sự thành đạt của ngân hàng. Bằng việc mở rộng quan hệ rộng rãi, chặt chẽ với DNV&N thuộc mọi thành phần kinh tế đã giúp ngân hàng dần khắc phục được tình trạng khó khăn của giai đoạn trước, dần dần lấy được uy tín trong lòng khách hàng.
- Thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mấy năm qua đã rèn luyện cán bộ ngân hàng và có thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý điều hành, chống lại những tiêu cực để tự khẳng định mình, đứng vững trong cơ chế thị trường.
- Tín dụng cho DNV&N phát triển là cơ sở tiền đề cho ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc mở rộng phát triển các dịch vụ kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
2.3.5.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đầu tư tín dụng đối với DNV&N tại ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc còn những tồn tại nhất định. Cụ thể:
• Về quản lý tín dụng:
Chưa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư, do đó việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan.
- Về việc chấp hành cơ chế, quy chế: việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả khách hàng và bản thân cán bộ tín dụng. Việc đưa ra các quy định, chính sách chưa sát với thực tế. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh nhưng chưa được xử lý kịp thời, hiệu quả.
Trong qúa trình xét duyệt và phán quyết vốn cho vay cũng như qúa trình kiểm tra