Những kiến nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC (Trang 110)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.3.3Những kiến nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp. Một thực tế hết sức bất cập đó là doanh nghiệp thì thiếu vốn trong khi đó ngân

hàng đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì thế để khai thông rào cản gây ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải chú ý giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất: DNV&N phải có giải pháp tạo vốn tự có.

Hiện nay, cơ cấu vốn của nhiều doanh nghiệp chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, từ ngân hàng trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả Nhà nước và ngoài quốc doanh nói chung còn cao. Điều đó dẫn đến: doanh nghiệp bị qúa phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, vay được vốn ngân hàng thì hoạt động được, không vay được vốn ngân hàng thì không hoặc khó hoạt động. Theo nguyên lý về cơ bản cơ cấu tài chính doanh nghiệp cũng như thực tế doanh nghiệp các nước có nền kinh tế thị trường đích thực, thì nguồn vốn ngân hàng trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp chỉ mang tính bổ sung nguồn vốn thiếu hụt. Thông thường chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn. Doanh nghiệp có thể huy động, tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn ngân hàng như vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu... Như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn tự có sẽ là cơ sở bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn.

Thứ hai: Các doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi.

Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.

Thứ ba: Đổi mới thiết bị công nghệ.

Do hạn chế về quy mô và nguồn tài chính nên đối với DNV&N vấn đề trước mắt chưa phải là công nghệ hiện đại mà phải chọn công nghệ phù hợp, công nghệ đa dụng xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm để lựa chọn công nghệ. Tuy nhiên, trong qúa

trình sử dụng phải quan tâm cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực trong công nghệ hiện có. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.

Thứ tư: Coi trọng phát triển nguồn nhân lực.

Như đã đưa ra ở chương I, nguồn nhân lực của DNV&N kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như : học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu, lao động dư dôi trong các doanh nghiệp nhà nước ... Nên họ còn bị hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý. Về lâu dài, dựa trên cơ sở chiến lược phát triển, cơ cấu ngành nghề mà xây dựng chính sách đào tạo nhân lực.

Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, cần thực hiện chính sách xã hội hóa công tác dạy nghề, có công, có tư. Nhà nước thống nhất quản lý tiêu chuẩn đào tạo, các DNV&N phải bỏ chi phí đào tạo nguồn nhân lực của mình. Đồng thời doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua các chương trình dự án.

Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với DNV&N là vấn đề hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đó sẽ là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNV&N. Vì vậy các DNV&N cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp. Cuối cùng là doanh nghiệp phải tự đánh giá nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tuy rằng, trong thời gian vừa qua quan hệ tín dụng giữa ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã có tiến bộ đáng kể trong việc đáp ứng cung cấp tín dụng cho các DNV&N nhưng vẫn còn nhiều mặt tồn tại, tốc độ còn chậm chưa đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNV&N, các doanh nghiệp vẫn còn ở tình trạng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng

không nhỏ trong sự đóng góp của các DNV&N cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với lẽ đó, trong chương III này tác giả đã tổng hợp một số giải pháp nhằm tháo gỡ, đống góp vào sự phát triển các DNV&N trên địa bàn của tỉnh ngày càng không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, tạo đà phát triển trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang tiến gần vì mục tiêu chung : dân giàu, nước mạnh, xã hội văn

minh.

KẾT LUẬN

DNV&N có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Lào hiện nay. Vì thế việc phát triển tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp này là chiến lược cho các ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc nói riêng. Thấy được điều này ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đã có nhiều chú ý đến các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong thực tế mối quan hệ của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc với các DNV&N còn nhiều bất cập, nhiều khi chưa tìm được tiếng nói chung. Vì thế việc tìm ra các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển các DNV&N tại ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc là một vấn đề vô cùng cần thiết. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên luận văn đã hoàn thành nội dung cơ bản sau:

1. Khái quát vấn đề lý luận chung về DNV&N và tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

2. Vai trò của ngân hàng trong việc phát triển DNV&N.

3. Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trong việc hỗ trợ vốn tín dụng cho DNV&N để rút ra bài học cho Lào.

4. Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc đối với các DNV&N trong mấy năm gần đây, từ đó nêu ra những mặt còn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân của tồn tại đó.

5. Mạnh dạn đề xuất một số giải pháp trực tiếp, gián tiếp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng phát triển DNV&N. Đồng thời bản luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị với Chính phủ, ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn nữa.

Tuy nhiên việc phát triển DNV&N hiệu quả đầu tư tín dụng cho DNV&N là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó trong bản luận văn này, em chỉ mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp phát triển các DNV&N. Để giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân các DNV&N, có sự quan tâm phối hợp hỗ trợ của Chính phủ và các NHTM cũng như các cấp, các ngành có liên quan.

Do trình độ hiểu biết bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên bản luận văn này không thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để bản văn này được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê.

3. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Trầm Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Minh Ngọc (2011), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản tài chính.

6. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê.

7. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê.

8. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê.

9. Trương Quang Thông (chủ biên, 2012), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản. Nhà xuất bản thống kê.

11. Ngân hàng nhà nước (2008), Nghiệp vụ đầu tư hoạt động các tổ chức tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê.

12. Báo cáo thường niên của ngân hàng phát triển Lào – chi nhánh Chăm pa sắc các năm 2010-2013.

Tiếng Anh:

13. Frederic S.Miskin, The Economics of Money, Banking, and Financial

Markets (Addision – Wesley Series in Economics), published July 22th 2005 by Addision – Wesley (first published Jannuary 1st 1995).

14. McGraw – Hill, Security Analysis: Principles and Technique, published 2004 (first published 1962).

Industry, published June 26th 2008 by McGraw - Hill.

16. Muhammad Yunus, Banker to the Poor: Micro – Lending and the Battle

Against World Poverty, published 2003 by Public Affairs.

17. Shelagh Heffernan, Modern Banking, published Jannuary 1st 2005 by John Wiley & Sons (first published November 26th 1995).

Trang web:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tín DỤNG NHẰM hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào CHI NHÁNH CHĂMPASẮC (Trang 110)