Phương pháp ức chế enzyme epoxide hydrolase hòa tan (sEH)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nguyệt quế ( Murraya paniculata (L..) Jack) và loài trầm bông đỏ ( Callistemon citrinus (Curtis) Skeel) ở Việt Nam (Trang 46)

M. koenigii chống oxy hóa nhờ khả năng quét gốc tự do DPPH

1.3.3.Phương pháp ức chế enzyme epoxide hydrolase hòa tan (sEH)

5 Tác dụng kháng viêm chống viêm, chống ph ù n ề

1.3.3.Phương pháp ức chế enzyme epoxide hydrolase hòa tan (sEH)

Bệnh tim mạch là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu cho nhân loại. Các nghiên cứu cho thấy, các acid epoxyeicosatrienoic (EETs) có nhiều tác dụng sinh học quan trọng bao gồm giãn mạch và kháng viêm [97]. Trong cơ thể động vật có vú, các EETs no, mạch dài, được tạo thành từ acid arachidonic, bị thủy phân thành dạng diol tương ứng dihydroxyeicosatrienoic acids (DHETs) bởi các enzyme epoxide hydrolase hòa tan (sEH) [98], là các enzyme thuộc họ epoxide hydrolase, tìm thấy trong bào tương và peroxisomes của các tế bào gan, cơ tim, vv. (hình 1.4).

Hình 1.4.: Lộ trình chuyển hóa từ acid arachidonic thành các eicosanoids EETs có khả năng điều trị bệnh tim mạch và bệnh viêm và tác dụng thủy phân của enzyme sEH

trên phân tử PHOME phát huỳnh quang. DHETs, dihydroxyeicosatrienoic acids. Do đó, sự ức chế hoạt động của các enzym sEH có thể ngăn chặn sự chuyển hóa các EET về dạng DHET tương ứng, làm tăng nồng độ EET trong mô. Các tác dụng sinh học của EET như giãn mạch, kháng viêm sẽ tăng lên và gây hạ huyết áp và đẩy lùi bệnh viêm trong cơ thể. [99]. Trong thập kỷ vừa qua, rất nhiều chất ức chế sEH đã

30

được nghiên cứu phát hiện, đặc biệt là các chất có trọng lượng phân tử nhỏ. Các chất ức chế sEH có nguồn gốc thiên nhiên, có khối lượng phân tử thấpđược đặc biệt quan tâm phát triển thành thuốc nghiên cứu do đặc tính thân thiện, an toàn và giảm tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài [100].

Trong luận án này, hoạt độ enzyme sEH được xác định bằng phương pháp huỳnh quang [100], có ưu điểm rất nhạy và hữu hiệu để đo sàng lọc chỉ số IC50 của chất thử. Phương pháp này dựa trên việc đo cường độ huỳnh quang của cơ chất (3- phenyl-oxiranyl)-acetic acid cyano-(6-methoxy-naphthalen-2-yl)-methyl ester (PHOME), khi bị thủy phân bởi sEH sẽ tạo thành hợp chất 6-methoxy-2- naphthaldehyde phát huỳnh quang rất mạnh, có thể đo được ở bước sóng kích thích 330 nm và phát xạ ở bước sóng 465 nm (hình 1.4).

Enzyme sEH sử dụng trong phương pháp là enzyme tinh chế, đã loại bỏ hoàn toàn các enzyme cạnh tranh (esterase và glutathione S-transferase). Phương pháp có độ chính xác SD<20% cho IC50 trong khoảng 1-100,000 nM. Ở phương pháp này, hoạt độ sEH bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự có mặt của chất tẩy rửa là các chất có khả năng vây cơ chất thành dạng hạt micel. Khi đó, enzyme sEH không tiếp xúc được với cơ chất sẽ gây ra kết quả thí nghiệm bị sai lệch, tính toán hoạt lực enzyme giảm. Do vậy, cần hòa tan enzyme sao cho nồng độ chất tẩy rửa <0.01% hoặc nồng độ tạo hạt micel dưới ngưỡng cho phép [101].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nguyệt quế ( Murraya paniculata (L..) Jack) và loài trầm bông đỏ ( Callistemon citrinus (Curtis) Skeel) ở Việt Nam (Trang 46)