Phương pháp thử nghiệm tác dụng giãn mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nguyệt quế ( Murraya paniculata (L..) Jack) và loài trầm bông đỏ ( Callistemon citrinus (Curtis) Skeel) ở Việt Nam (Trang 44)

M. koenigii chống oxy hóa nhờ khả năng quét gốc tự do DPPH

1.3.2.Phương pháp thử nghiệm tác dụng giãn mạch

5 Tác dụng kháng viêm chống viêm, chống ph ù n ề

1.3.2.Phương pháp thử nghiệm tác dụng giãn mạch

Để phát hiện các dược chất được sử dụng trong y học làm thuốc hạ huyết áp thì trước tiên các chất phải được thử nghiệm tác dụng giãn mạch. Cơ chế của quá trình giảm huyết áp bởi tác dụng giãn mạch có thể giải thích theo định luật sức cản dòng chảy Poiseulle. Theo đó,tốc độ dòng chảy (QB) sẽ tỷ lệ nghịch với sức cản dòng chảy

28

(R) nhưng lại tỷ lệ thuận với sự chênh lệch áp suất giữa hai đầu điểm của ống mạch

QB= ; còn sức cản dòng chảy (R) tỷ lệ thuận với độ nhớt dòng chảy () và độ dài đoạn ống mạch (L) và tỷ lệ nghịch với bán kính ống (r) theo biểu thức =

. Do vậy, sự thay đổi đường kính ống mạch sẽ làm giảm sức cản dòng chảy, làm tăng tốc độ dòng chảy, làm hạ huyết áp.

Thử nghiệm tác dụng giãn mạch được thử nghiệm trên động mạch được tách tươi từ chuột (có thể là động mạch chủ, động mạch cảnh, mạch bụng, mạch đùi), sau đó gây co động mạch bằng các tác nhân gây co như dung dịch muối K+ nồng độ cao hoặc phenylephrine và cho tiếp xúc với chất thử nghiệm để xác định tác dụng gây giãn mạch.

Động mạch là mạch máu chính vận chuyển máu từ tim đi toàn cơ thể, được cấu tạo gồm 3 lớp tunica intima – tunica media tunica adventitia (Hình 1.3). Tunica intima là lớp trong cùng cấu tạo thành mạch, chứa một đơn lớp nội bào, tiếp xúc trực tiếp với dòng máu chảy qua. Lớp tunica media là lớp giữa chứa chủ yếu tế bào cơ trơn, có vai trò quan trọng, gây ra sự co-giãn mạch máu. Lớp ngoài cùng tunica adventitia chứa phần lớn là các tế bào liên kết dạng sợi có tính đàn hồi (Hình 1.3).

Hình 1.3: Cấu trúc thành động mạch (nguồn ảnh: Wikipedia))

Lớp nội bào ngoài vai trò giữ dòng chảy trong mạch, làm rào chắn giữa máu và lớp mô cơ của mạch máu và điều tiết dòng mạch. Lớp nội bào này sản xuất ra chất nonprostanoid gây giãn mạch (yếu tố giãn mạch xuất phát từ nội bào - epithelium- derived relaxing factor - EpDRF) và gây ảnh hưởng (kích thích hoặc ức chế) tác dụng của các chất giãn mạch thử nghiệm. Do vậy trong quá trình thực nghiệm, để đánh giá

29

tác dụng giãn mạch thực sự của các hoạt chất nghiên cứu thì cần phải loại bỏ lớp nội bào khỏi vòng động mạch nghiên cứu. Các thí nghiệm đã cho thấy, tác dụng giãn cơ của các hóa chất khảo sát tăng lên nhiều khi loại bỏ lớp nội bào.

Các thông số quan trọng cần xác định là chỉ số Emax và IC50. Emax là chỉ số đầu tiên cần xác định để biết hợp chất nghiên cứu có tác dụng giãn mạch hay không. Emax là phần trăm cơ còn co gây ra bởi chất thử so với co cơ ban đầu gây ra bởi K60 (100%). Emax được tính theo công thức: Emax = 100% - % X gây giãn. Các chất có chỉ số Emax > 50% được tiếp tục xác định chỉ số IC50. IC50 là giá trị nồng độ chất nghiên cứu mà tại đó đáp ứng giãn mạch đạt được 50%. Chất có giá trị IC50 càng nhỏ là chất có tác dụng giãn mạch càng lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nguyệt quế ( Murraya paniculata (L..) Jack) và loài trầm bông đỏ ( Callistemon citrinus (Curtis) Skeel) ở Việt Nam (Trang 44)