Callistemon viminalis (Sol ex Gaertn.) G Don

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nguyệt quế ( Murraya paniculata (L..) Jack) và loài trầm bông đỏ ( Callistemon citrinus (Curtis) Skeel) ở Việt Nam (Trang 38)

M. koenigii chống oxy hóa nhờ khả năng quét gốc tự do DPPH

10 Callistemon viminalis (Sol ex Gaertn.) G Don

11 Callistemon viridiflorus (Sims) Sweet 1826

Callistemon citrinus (Curtis) Skeels có các tên khác là C. lanceolatus DC. hoặc

C.citrinus Stapf., là một loài thuộc chi Callistemon. Cây có tên gọi Crimson Bottlebrush và tên tiếng Việt là Tràm bông đỏ hay Tràm liễu đỏ (hình 1.3) [6].

Mô tả: Cây gỗ nhỡ cao 2–4 m. Gốc Úc châu; được nhập trồng vào Việt nam làm cây cảnh. Thân giống thân tràm, cành khá to, vỏ sần sùi và thường rủ xuống đất. Lá hình giáo thuôn đều cả hai đầu. Phiến lá thon, có 3 gân, lúc non có lông và màu đỏ nhạt, màu tươi, khi già màu đậm, vò nhẹ toát mùi thơm đặc trưng của tinh dầu tràm. Phân cành nhiều, dài rủ xuống như liễu. Hoa nhiều, tập trung ở đầu cành màu đỏ tươi, đầu cành hoa có lá mọc tiếp tục. Cụm hoa bông dài, xếp sát nhau dày đặc với chỉ nhị màu đỏ nổi trên cánh hoa. Cụm hoa bông với phần đỉnh tiếp tục có lá như tràm; đài cao 3mm; nhị nhiều có chỉ nhị dài 12-25mm, màu đỏ. Quả nang hình chuông. Ra hoa quả quanh năm.

22

A. B.

Hình 1.2.:A. Hình vẽ mô tả đặc điểm thực vật và B. Ảnh chụp cây Tràm Bông đỏ (Callistemon citrinus (Curtis) Skeels) (nguồn ảnh: Wikipedia)

Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình. Cây ưa sáng, đất ẩm ướt nhưng thoát nước tốt.

Công dụng: Gỗ nhỏ, cây được trồng rộng rãi để làm cảnh vì cho hoa đẹp, trong lâm nghiệp để trồng rừng lấy gỗ.

Tính vị, tác dụng: Có tác dụng khư đàm, tiêu viêm [83]. Tinh dầu cây được dùng để làm thuốc kháng khuẩn và kháng nấm, chống giun, chống ấu trùng sâu bọ.

1.3.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Callistemon trên thế giới

Nghiên cứu tài liệu cho thấy, thành phần hóa học của các loài thực vật chi

Callistemon chứa tinh dầu (trong lá), các flavonoids, triterpenoids, phloroglucinols (polyphenol). Trong đó các loài đã được nghiên cứu thành phần hóa học và thành phần hóa học là C. citrinus (tên cũ C. lanceolatus), C. linearis, C. macropunctatus, C. phoeniceus, C. rigidus, C. salignus, C. viminallis, vv.[84]

1.3.2.1. Tinh dầu

Một vài flavonoids, triterpenoids, tannins, hợp chất phenol đã được chiết tách từ lá cây. Trong lá còn chứa tinh dầu chủ yếu là các monoterpen và sesquiterpen. Tinh dầu lá cây chứa α-pinene (140), β-pinene (141), α-thujene (142), myrecene (143), α- phellandrene (144), limonene (145),1,8-cineol (eucalypton) (146), β-ocimene (147),- terpinene (148), terpinolene (149), linalool (150), terpinene 4-ol (151) , α-terpineol (152), spathulenol (153).

23

α-pinene (140) β-pinene (141) α-thujene (142) myrecene (143) α-phellandrene (144)

limonene (145) 1,8-cineol (146) β-ocimene (147)  -terpinene (148) terpinolene (149)

linalool (150) terpinene 4-ol (151) α-terpineol (152) spathulenol (153)

1.3.2.2. Các hợp chất flavonoid

Các flavonoids như pelargonidin-3,5-diglucoside (155), cyanidin-3,5-diglucoside (156), kaempferol (157); kaempferol-3-O-β-D-galactopyranoside (157a); 3,4,7- trihydroxy flavonol (158).

(155) R1=H, R2=R3=OGlc (156) R1=OH, R2=R3=OGlc (157) R1=H, R2=R3=OH

(157a) R1=H, R3=OH, R2= O-Galactopyranose (158) R1=OH, R2=R3=H

1.2.2.3. Các hợp chất triterpenoid

Các hợp chất triterpenoid đã được chiết tách từ hoa điển hình là betulic acid (165), betulinic acid 3-O-caffeate (165a), α-amyrin (166), oleanolic acid (159), vv. (bảng 1.9)

Bảng 1.9: Các triterpenoids chiết tách từ các loài thực vật chi Callistemon

R1 R2 R3 R4 R5 R6

159 Oleanolic acid H OH COOH Me Me H

24

161 Ursolic acid H OH COOH H Me Me

161a 2-hydroxyursolic acid OH OH COOH H Me Me

162 Methyl ursolate H OH COOMe H Me Me

162a 2-hydroxyursolate OH OH COOMe H Me Me

163 Uvaol H OH CH2OH H Me Me

163a 2-hydroxyuvaol OH OH CH2OH H Me Me

A =

R1=A betulinic acid 3-O-caffeate (165a)

-lupeol (164) R1=H betulic acid (165) α-amyrin (166)

1.2.2.4. Các hợp chất polyphenol

Hoa và lá loài Callistemon giàu các polyphenols như acid gallic (168), gallic acid 4-o-methyl ester (168a), kaempferol (157), quercetin, acid ellagic (169), pyragallol (170), catechol (171), vv. [85]

acid gallic (168)

gallic acid 4-o- methyl ester

(168a)

ellagic acid (169) pyragallol (170)

catechol (171)

Chi Callistemon đặc biệt là C. citrinus (C. lanceolatus) rất giàu các hợp chất phlorglucinol như myrtucommulone A (172), B (172b), callistenone A-D (173, a-d), leptospermone (174);và các lignan nhưcallislignan A- B (175a-b).

myrtucommulone A (172) myrtucommulone B (172b) callistenone A (173 a) callistenone B (173 b)

25

c) (173 d) (174)

callislignan A (175a) callislignan B (175b) viminadioneA (176a) viminadioneB (176b)

1.3.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Callistemon trên thế giới

Callistemon có nhiều hoạt tính sinh học như hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng nhuyễn thể, tác dụng ức chế elastase, chống tiểu đường và hạ mỡ máu, kháng viêm và các tác dụng khác (bảng 1.10).

Bảng 1.10: Hoạt tính sinh học của các dịch chiết cây thuộc chi Callistemon

STT Hoạt tính Dịch chiết cây TPHH chính TLTK 1 Tác dụng kháng khuẩn ức chế tụ cầu Staphylococcus aureus (194.8%) C. citrinus C. linearis C. macropunctatus C. phoeniceus C. salignus

Tinh dầu lá cây

acylphloroglucinol Dịch chiết nước hoa

[86] 2 Tác dụng kháng nấm 2 Tác dụng kháng nấm Phaeoramularia angolensis A. oryzae, Fusarium oxysporum, Fusarium sp. Mucor sp.

C. citrinus tinh dầu chứa 1,8-cineol (146) (100% ức chế sinh trưởng ở nồng độ 0.681 mg/ml). 3 Kháng nhuyễn thể, kháng giun sán, chống sán xơ mít (sán dây) và giun móc C.citrinus C. viminalis

Tinh dầu (1,8-cineol (146) và -terpineol (152))

[86]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nguyệt quế ( Murraya paniculata (L..) Jack) và loài trầm bông đỏ ( Callistemon citrinus (Curtis) Skeel) ở Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)