Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ hành chính thuế tại chi cục thuế quận Bình Thạnh (Trang 69)

5. Kết cấu luận văn

4.2.xuất các giải pháp

4.2.1 Mục tiêu của giải pháp

Việc xây dựng và thực hiệc giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Một là nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công. Qua đó tạo sự hài lòng, lòng tin của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước,

- Hai là nâng cao năng lực trách nhiệm và ý thức của cán bộ công chức, phòng chống tệ nạn quan liêu, tiêu cực, sách nhiễu trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chóng tệ nạn tham nhũng, hách dịch cửa quyền.

- Ba là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ về thuế, trang bị phương tiện vật chất hiện đại hỗ trợ hiệu quả hơn cho công tác thuế, nhất là trong giai đoạn dần thực hiện chính phủ điện tử như hiện nay.

- Bốn là góp phần thúc đẩy cải cách hành chính bằng nhiều giải pháp phù hợp tình hình đất nước nói chung và tình hình địa phương nói riêng, nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.

Dựa trên tình hình thực tế tại chi cục, kết quả khảo sát thực tiễn, để nâng cao mức độ hài lòng của NNT, các giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính về thuế dưới đây căn cứ vào mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng nhân tố, từng thành phần cấu thành nên chất lượng đến sự hài lòng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

4.2.2. Năng lực phục vụ

Qua phương trình hồi quy, nhân tố con người (Khả năng phục vụ) chiếm trọng số cao nhất (β =0.495) và từ kết quả thống kê với điểm trung bình các biến đều >3 (mức tiêu chuẩn) cho thấy mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụ hành chính tại chi cục liên quan mật thiết với nhân tố con người, năng lực và thái độ phục vụ của cán bộ công chức, chính vì vậy việc kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước tại CCT quận Bình Thạnh là một nhiệm vụ rất cần thiết:

- Tổ chức các phong trào thi đua, gắn thi đua với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng, có kế hoạch và chương trình cụ thể cho mỗi kỳ thi đua đảm bảo thi đua thực sự là đòn bẩy thúc đẩy các đơn vị, cán bộ công chức trong toàn ngành thực hiện thắng lợi công tác thuế năm. Biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức tiêu biểu thực hiện tốt công tác thuế. Có thể tham khảo và vận dụng phù hợp một số thực tiễn tốt về quản trị nhân sự từ khu vực tư. Chẳng hạn như: công tác tuyển dụng hay đánh giá nhân viên đều dựa trên các yếu tố về: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; hiệu quả công việc; thái độ với công việc, cách ứng xử (với khách hàng); mối quan tâm và tính sáng tạo; khả năng làm việc theo nhóm…

- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Về công tác đào tạo, nên chú trọng cả hình thức đào tạo tại nhiệm sở (người có thâm niên công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm, năng lực cao huấn luyện những người mới).

- Thực hiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở một số chức danh.

- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức. Tập trung giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa cho đội ngũ cán bộ về bản lĩnh chính trị; giúp họ luôn có bản lĩnh và quan điểm vững vàng trong công việc, không hoang mang, dao động, suy giảm niềm mở rộng tin đối với tổ chức.

4.2.3. Sự đồng cảm

Theo kết quả thống kê yếu tố “Những yêu cầu hợp lý của NNT được quan tâm công chức thuế quan tâm giải quyết “ cần được chú trọng khi đề ra giải pháp . Vì vậy cán bộ công chức thuế cần xem xét lại trách nhiệm làm việc và cần quan tâm hơn đến NNT. Về phần lãnh dạo cơ quan cần:

Tiếp tục khảo sát ý kiến người dân để thường xuyên hoàn thiện thủ tục hành chính đảm bảo hợp pháp, hợp lý, có lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước.

Quán triệt tinh thần phục vụ nhân dân cho cán bộ công chức: cán bộ cần phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc được giao, phải thấm nhuần tư tưởng “hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong giao tiếp công việc với người dân cần phải giữ thái độ niềm nở, đúng mực; đảm bảo mỗi lời nói là một lời cam kết với người dân, phải biết lắng nghe và giải quyết khó khăn cho người dân; cung cấp thông tin chính xác, trước sau như một; trong khi hướng dẫn phải thật sự kỹ lưỡng, hạn chế đến mức tối đa việc đi lại nhiều lần của người dân để làm một thủ tục.

Xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý, và phải xử lý ngay đối với các cán bộ có biểu hiện tiêu cực, không để tái diễn những tiêu cực đó trong tương lai.

Thành lập bộ phận tư vấn và hỗ trợ NNT nhằm xác định nhu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức thăm dò ý kiến của người dân trong từng dịch vụ.

4.2.4. Phương tiện hữu hình

Tuy đạt được sự hài lòng cao từ NNT, nhưng chi cục cần chú trọng áp dụng công nghệ thông tin, công cụ của Chính phủ điện tử vào hệ thống công vụ nhiều hơn. Mục đích của Chính phủ điện tử là nâng cao chất lượng của thể chế dân chủ, tăng cường sự tham gia của công dân vào quản lý nhà nước; tăng hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan; đơn giản hoá thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho người dân khi đến tiếp xúc và giao dịch với các cơ quan nhà nước. Cần có các chỉ dẫn để người tham gia sử dụng được dễ dàng; cập nhật các nội dung, các văn bản mới; kết nối với các cổng điện tử khác (như thuế, hải quan); cấp chữ ký điện tử…

Kết nối với các mạng xã hội khác để trao đổi thông tin. Ngoài việc thực hiện giao dịch thông qua cổng thông tin, vẫn nên duy trì phương thức giao dịch truyền thống (bằng giấy) để người già, người tàn tật có điều kiện thực hiện quyền của mình.

Đến nay phòng tiếp nhận và trả kết quả tại CCT quận Bình Thạnh vẫn chưa có các thiết bị như máy lấy số thứ tự, máy tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính, máy lấy ý kiến người dân như các cơ quan hành chính khác...

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cần sắp xếp khoa học hơn, phòng tiếp nhận hòan trả kết quả cần được mở rộng, vì những lúc cao điểm phòng rất đông người và chật chội. Bố trí từng bộ phận hợp lý hơn, tạo môi trường thân thiện trong giao tiếp giữa công chức và người dân, trang bị thêm tủ để lưu trữ hồ sơ gọn gàng.

Công nghệ thông tin được xem là công cụ hỗ trợ ưu việt cho công tác cải cách hành chính và là tiền đề thuận lợi cho các đơn vị xây dựng và hình thành văn phòng điện tử. Đến nay văn phòng điện tử đã được đưa vào sử dụng nhưng nhiều công chức vẫn chưa sử dụng nhiều vì đã quen với văn hóa giấy.Vì vậy cần trang bị kiến thức về công nghệ thông tin cho các công chức lớn tuổi, tổ chức các buổi tập huấn sử dụng phần mềm chuyên dụng. Từ đó giúp nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, từng bước tạo ra thói quen làm việc trong môi trường mạng và sử dụng thông tin điện tử, nâng cao trình độ quản lý, tạo một bước thay đổi đột phá trong các qui trình xử lý thông tin, giải quyết công việc với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm hoạt động trên mạng, góp phần thực hiện cải cách hành chính. Ðồng thời phân rõ thẩm quyền quản lý và khai thác hệ thống mạng; thẩm quyền xử lý, quản lý các loại văn bản đi-đến.. Văn phòng điện tử giúp kiểm soát được tiến độ dễ dàng, cũng như kết quả và trách nhiệm của công chức, lãnh đạo trong việc giải quyết các yêu cầu của người dân; qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền với người dân và ngược lại

Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính cần sớm hình thành kho lưu trữ điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước đã trở thành phổ biến trên tất cả các lĩnh vực trong hoạt động của cơ quan hành chính. Một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động này là phải từng bước hiện đại hoá công tác điều hành và các hoạt động tác nghiệp hàng, tạo điều kiện để các đơn vị tra cứu tham gia giải quyết phần lớn công việc quản lý hành chính nhà nước thông qua quản lý văn bản và hồ sơ công việc theo hệ thống. Qua đó, tin học hoá các qui trình hoạt động tác nghiệp, các hình thức tiếp nhận, lưu trữ, trao đổi, tìm kiếm xử lý thông tin, giải quyết công việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác điều hành cho lãnh đạo Quận, lãnh đạo văn

phòng và các hoạt động của cán bộ chuyên viên các phòng, ban. Một yếu tố cơ bản trong quá trình hình kho lưu trữ điện tử là xây dựng hệ thống kho văn bản điện tử, khắc phục một cách cơ bản việc chậm trễ hoặc thất lạc các loại văn bản (đặc biệt là hồ sơ nhà đất, một số văn bản đã cũ mục rách); cung cấp thông tin cho các cơ quan ban ngành có liên quan, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn một cách kịp thời, nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và có hệ thống.

4.2.5. Mức độ đáp ứng

Yếu tố “CQT tổ chức hội thảo, tuyên truyền pháp luật thuế mới kịp thời” chưa đáp ứng được nhu cầu của NNT, vì vậy cơ quan thuế cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn về chính sách thuế. Đất nước ta trong giai đoạn phát triển, bộ máy pháp luật nhà nước đang cải tiến và hoàn thiện nên chính sách thuế cũng không ngoại lệ, bổ sung sửa đổi liên tục nên người nộp thuế cần sự hỗ trợ từ cơ quan thuế.

Yếu tố”Thủ tục đăng ký, kê khai qua giao dịch điện tử thuận tiện cho NNT”, NNT chưa cảm thấy thuận tiện trong giao dịch diện tử vì đường truyền mạng thường bị nghẽn, thông tin đăng kí gởi không đến hoặc đến chậm. Đây là chính sách của trong quản lý Nhà nước của chính phủ và nhà nước dần hiện đại hóa công nghệ quản lý trong quản lý thuế , giảm thiểu văn hóa giấy, tránh sự đi lại nhiều lần cho NNT, vì vậy cơ quan thuế cần phối hợp chặc chẽ với nhà cung cấp dịch vụ để giải quyết vấn đề này cho NNT. Ngoài ra cần thực hiện các giải pháp như:

Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân. Tăng cường giáo dục, kiểm tra quá trình cán bộ công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ; xử lý cán bộ, công chức cố tình vi phạm, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Giải quyết kịp thời khiếu nại của công dân tổ chức về việc thực hiện không đúng các thủ tục hành chính gây tổn hại đến lợi ích của nhà nước và công dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện tổ chức sắp xếp bộ máy hợp lý, gọn nhẹ theo đúng quy định, thường xuyên kiện toàn, đáp ứng tốt công việc chuyên môn. Thường xuyên rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.

Xây dựng văn hóa công sở, tăng cường giáo dục, kiểm tra quá trình cán bộ công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Thực hiện đúng nội quy, giờ giấc làm việc của cơ quan; tuyệt đối không được gây phiền nhiễu, vòi vĩnh đối với người dân với mục đích thu lợi riêng.

4.2.6. Quy trình thủ tục

Cải cách hành chính luôn là chương trình trọng tâm của cơ quan hành chính nhà nước, trong đó cải cách thủ tục hành chính, cơ chế vận hành thủ tục luôn được Chi cục thuế chú trọng. cần thực hiện các công việc sau

+ Một là, hoàn thiện thể chế, kiện toàn mô hình một cửa:

- Xây dựng một nền hành chính gần dân, phục vụ dân, cải cách thể chế và đổi mới thủ tục hành chính, theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện. Xóa bỏ các qui định không còn phù hợp, gây phiền hà cho nhân dân. Ðồng thời xây dựng một nền hành chính trong sạch, khoa học đẩy lùi và ngăn ngừa các hiện tượng tiêc cực.

- Đầu tư hoàn chỉnh khu vực tập trung thực hiện tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính, thường xuyên rà sóat thủ tục, kiểm tra quá trình vận hành hệ thống, Cung cấp miễn phí mẫu biểu, xây dựng phần mềm ứng dụng...từng bước mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông (ứng dụng các phần mềm liên thông) như Phòng kinh tế- Chi cục thuế, Phòng Tài Nguyên môi trường – Chi cục thuế... tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện dịch vụ hành chính và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Xây dựng phương thức thông báo bổ sung hồ sơ cho người dân qua Internet, Email, truyền thông.

- Rút ngắn thời gian trả kết quả so với quy định bằng cách khi hồ sơ giải quyết xong chuyển xuống bộ phận trả kết quả, thì chương trình phần mềm xử lý hồ sơ tích hợp tự động gởi tin nhắn hoặc thư điện tử thông báo cho người dân đến nhận kết quả.

+ Hai là, áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước:

- Ngày 20/6/2006 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 144/2006/QĐ- TTg về việc áp dụng hệ thống chất lựơng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg. Đến nay, CCT quận Bình Thạnh vẫn chưa áp dụng hệ thống này vào công tác quản lý. Ðể công tác cải cách hành chính nói chung và quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào dịch vụ hành chính công đạt được những thành tựu mới bền vững hơn, cần tiến hành một số giải pháp sau:

- Công tác cải cách hành chính nhất thiết phải được thực hiện một cách đồng bộ, kiên quyết và xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở nhằm đảm bảo tính thông suốt giữa quận và các đơn vị. Kiên quyết thiết lập lại trật tự kỷ cương hành chính ở tất cả các cấp, các ngành và trên mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, đồng thời phải có biện pháp xử lý, chế tài nghiêm minh đối với mọi tổ chức, cá nhân công chức Nhà nước có vi phạm hoặc trì trệ, sách nhiễu. Các quy định của pháp luật phải được thể chế hoá kịp thời và đồng bộ để làm cơ sở thống nhất thực hiện, tránh tình trạng vận dụng một cách tuỳ tiện.

- Phải có sự đầu tư nguồn tài chính từ ngân sách một cách hợp lý để ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ hành chính công nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính.

- Những mô hình được xem là thành công trong cải cách hành chính từ các đơn vị hành chính khác, các nước trong khu vực và thế giới cần được học hỏi và áp dụng vào cho phù hợp với tình hình nước ta.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ hành chính thuế tại chi cục thuế quận Bình Thạnh (Trang 69)